• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Nghề làm khô cạnh tranh khốc liệt

Nguồn tin: Báo An Giang, 21/03/2017
Ngày cập nhật: 22/3/2017

Sản xuất khô là nghề truyền thống của người dân trong tỉnh An Giang. Hơn 50 năm qua, nghề này đã giúp hàng chục ngàn lao động có việc làm và thu nhập ổn định. Tuy nhiên gần đây, trong bối cảnh hội nhập, nhiều cơ sở, doanh nghiệp chế biến khô đang đứng bên bờ vực phá sản. Nguyên nhân do cạnh tranh thiếu lành mạnh.

Gia đình ông Đỗ Văn Thuận (phường Long Châu, TX. Tân Châu) có 3 đời sống bằng nghề sản xuất khô cá tra phồng. Trước đây, sản phẩm làm ra để bán cho bà con hàng xóm. Về sau, chất lượng sản phẩm từng bước được cải thiện, quy trình chế biến mỗi lúc được nâng cao, sản phẩm làm ra không những tiêu thụ ở địa phương mà bán sang các tỉnh lận cận. Hiện, cơ sở đang cung cấp sản phẩm cho chợ đầu mối Bình Điền. “Buôn bán bây giờ khó quá. Người làm ra sản phẩm không được quyền định giá. Quyền này đang thuộc về các chủ vựa ở chợ đầu mối. Khô mang lên chợ, tùy theo thị trường trong ngày mà họ cho mình giá bán nhất định. Với phương thức này, giá mua của các chủ vựa đang tiệm cận với giá thành sản xuất, nên không có lời. Sản xuất bây giờ ví như “tiền cũ đổi tiền mới”. Đặc biệt, tình trạng bán hạ giá, giựt mối đang rất phổ biến…” - ông Thuận chia sẻ.

An toàn vệ sinh thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở sản xuất và chế biến khô hiện nay

Khoảng 10 năm trước, cơ sở sản xuất chế biến khô trong tỉnh chỉ có vài chục hộ. Nay, con số này đã trên 100 hộ. Sản phẩm chủ lực gồm: Khô cá tra phồng, sặc bổi, cá lóc. Ngoài ra, còn có khô cá điêu hồng, cá trèn bầu, cá kết, cá trê và nhiều mặt hàng khác. 3 mặt hàng bị cạnh tranh giá khốc liệt nhất hiện nay là khô cá tra phồng, cá lóc và cá sặc rằn. Do cung nhiều, cầu ít, các cơ sở chế biến nhỏ lẻ đã bán phá giá, giựt mối của các cơ sở, doanh nghiệp lớn, từ đó khiến làng khô lâm vào cảnh lao đao. Sản phẩm làm ra phải chấp nhận sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả lẫn chất lượng. “Ngành hàng sản xuất cá khô bây giờ đang đi theo “vết xe đổ” của ngành sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu. Nhiều người bán, ít người mua. Cơ sở, doanh nghiệp nhỏ (vốn ít) khi gặp thị trường biến động nhanh chóng hạ giá, bán đổ bán tháo để lấy tiền nuôi công nhân, duy trì sản xuất, từ đó làm cho giá cả sản phẩm biến động thất thường. Việc này khiến các chủ vựa lời to. Người tiêu dùng không được hưởng lợi, vì họ vẫn mua với giá cao” - anh Trần Văn Nam (xã Vĩnh Hội Đông, An Phú), chia sẻ.

“Hiện nay, giá cá tra nguyên liệu chế biến khô lên đến mức 25.000 đồng/kg nhưng giá bán sản phẩm vẫn không tăng. Các chủ vựa chợ đầu mối vẫn dựa vào giá cũ để ép cơ sở chế biến phải bán theo giá mà họ đưa ra, khiến nhiều cơ sở, doanh nghiệp lâm vào cảnh lao đao. Ít người mua, nhiều người bán dẫn đến phương thức kinh doanh “cá lớn nuốt cá bé” - bà Trần Thị Lệ (xã Vĩnh Mỹ, TP. Châu Đốc), bức xúc.

Ngành chế biến cá khô hiện nay đang đứng trước muôn vàn khó khăn. Cụ thể, phần lớn các cơ sở, doanh nghiệp, hộ sản xuất không chủ động được nguồn nguyên liệu, chủ yếu mua cá trôi nổi của người dân, vì vậy chất lượng sản phẩm không ổn định. Sự cạnh tranh trong nội ngành diễn ra ngày càng khốc liệt dẫn đến đa phần đều trong tình trạng sản xuất thua lỗ, bởi trong cùng một ngành hàng, ai cũng muốn “làm vua”, nên không tìm được tiếng nói chung để đưa ngành khô phát triển mang tính ổn định và bền vững.

“Tôi đề nghị cần có sự quy hoạch lại đối với ngành hàng này theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, thương hiệu. Cần đưa ngành khô vào ngành hàng sản xuất có điều kiện để quản lý, tránh tình trạng cung vượt cầu, phá giá lẫn nhau. Nhà nước cần ban hành các chính sách quản lý chất lượng sản phẩm mang tính đồng bộ. Xử phạt thật nặng những cơ sở không đáp ứng điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc bán phá giá thị trường…” - chị Trần Thị Nhỏ (xã Khánh An, An Phú) kiến nghị.

Minh Hiển

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang