• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tìm lại thương hiệu dứa Cayenne

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 13/04/2017
Ngày cập nhật: 16/4/2017

Với ưu thế sinh trưởng và phát triển trên địa hình đồi dốc, trồng xen tốt, cây dứa Cayenne đã có mặt ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng hơn 70 năm qua. Và trên hành trình đi tới của dứa Cayenne đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu độc quyền, gia tăng hiệu quả kinh tế, nông dân càng có niềm tin gắn bó lâu dài với loại trái cây đặc sản này trên đất Đơn Dương.

Dứa Cayenne một thời gắn bó với tuổi thơ của nhiều thế hệ người dân Đơn Dương và những vạt dứa nằm cheo leo trên sườn đồi cùng người nông dân tần tảo được xem là hình ảnh thân quen của người dân Dran.

Niềm vui của nông dân khi dứa Cayenne có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Hoàng Yên

Loại trái cây đặc sản

Mặt dù, dứa là cây trồng được trồng phổ biến trên cả nước, thế nhưng dứa Đơn Dương vẫn có thế mạnh của riêng mình. Theo các nhà nghiên cứu, dứa Cayenne phù hợp với điều kiện đất đai ở Đơn Dương, có ưu điểm vượt trội so với nhiều giống dứa khác, như: Trái lớn, thưa mắt, quả đều và đẹp, độ ngọt cao, màu sắc vàng óng, hương thơm, ít tốn công đầu tư chăm sóc, phù hợp trên tất cả mọi địa hình đất, cho năng suất bình quân cao hơn nhiều so với các vùng dứa khác trong cả nước nhưng chất lượng được cho là thơm ngon vào loại bật nhất. Đặc biệt, mặc dù được đánh giá dứa ở vùng Dran phù hợp với xuất khẩu. nhưng sản lượng không đủ phục vụ nhu cầu xuất khẩu, chỉ đủ để cung cấp thị trường tự do...

Vào những năm thập niên 90, mỗi nhà ở Đơn Dương không ít thi nhiều cũng trồng loại dứa đặc sản này. Nó là cây chống đói của người dân nơi đây với diện tích trồng khoảng hơn 1.000 ha thế nhưng việc giá trị không cao, cộng với việc cây rau thương phẩm chiếm ưu thế, người dân dần chuyển đổi cây trồng, hiện nay chỉ còn vùng Dran trồng nhiều.

Bà Trương Thị Hiền ở thôn Ha Ma Sing, thị trấn Dran, huyện Đơn Dương, một người đã trồng dứa Cayenne hàng chục năm qua chia sẻ: “Từ khi lấy chồng về vùng Dran này bà đã gắn bó cuộc đời mình với cây dứa, mặt dù có thời điểm cây dứa không còn đem lại giá trị cao nhưng gia đình bà vẫn cố bám trụ với loại cây trồng đặc sản này. Trời không phụ lòng người, những năm gần đây, giá trái dứa đặc biệt tăng cao, nhờ vẫn giữ diện tích trồng nên thu nhập khá cao. Có thời điểm chỉ trong vòng 2 ngày bà thu được 2,8 tấn dứa, thu nhập khoảng 28 triệu đồng. Cây dứa nếu chăm đúng kỹ thuật, năng suất đạt rất khá, trên 1,5 kg/trái, chất vùng dứa Dran thì khỏi bàn bởi ở đây độ đường, độ đạm vượt hẳn dứa nơi khác. Dứa là loại trái cây không có bơm thuốc bảo vệ thực vật nên được người tiêu dùng đặc biệt ưa chuộng. Hiện nguồn cung dứa không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Qua mùa mưa năm nay, gia đình tôi tiếp tục mở rộng thêm 20 thiên (1 thiên tương đương 1.000 cây) nữa”.

Bà Lê Thị Bé, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đơn Dương cho biết: “Hiện nay, cây dứa Cayenne đã được cấp nhãn hiệu nên giá trị kinh tế của cây dứa mang lại khá cao. Tuy nhiên, diện tích này lại đang bị thu hẹp do chủ yếu được trồng xen các loại cây công nghiệp như cà phê, hồng, khi diện tích này khép tán thì người dân phá bỏ bớt dứa. Bên cạnh đó, do hiện nay cây rau thương phẩm đang chiếm ưu thế, để giữ vững thương hiệu dứa Cayenne của vùng, chủ trương của huyện là duy trì và tiếp tục mở rộng diện tích dứa Cayenne không chỉ ở địa bàn thị trấn Dran mà còn ở các xã lân cận như Ka Đô, Quảng Lập, tích cực khuyến khích người dân trồng xen canh để tăng giá trị cây trồng trên một diện tích đất”.

Chuyện nhãn hiệu

Thị trấn Dran là địa bàn trồng dứa Cayenne trọng điểm của huyện Đơn Dương. Dứa Cayenne nổi tiếng ở khu vực phía Nam nước ta bởi độ mật, mọng nước, trái thơm nhưng không bị mềm và có thể ăn tươi hoặc làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm công nghiệp. Do điều kiện thổ nhưỡng ưu đãi, dứa Cayenne Đơn Dương có độ ngon nổi trội, nhưng đồng thời là cây trồng quen thuộc với nhiều gia đình nên việc chăm sóc loại cây trồng này diễn ra như một thói quen nên các nông hộ ít áp dụng biện pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng của dứa.

Cùng với việc đầu tư mở rộng diện tích trồng dứa tăng chất lượng cho loại nông sản này, thì việc cấp nhãn hiệu, xúc tiến quảng bá nhãn hiệu để đẩy mạnh khâu tiêu thụ cho cây dứa Cayenne đến với thị trường rộng rãi hơn.

Ông Trần Thanh Vũ, Trưởng phòng Kinh tế - hạ tầng huyện cho biết: “Để đưa nhãn hiệu này đi xa hơn và phát huy giá trị của cây dứa Cayenne, mang lại lợi nhuận lớn cho nông dân, tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng Đề án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm dứa Cayenne Đơn Dương” nhằm nâng cao uy tín thương hiệu, từng bước mở rộng diện tích, tiến đến quy hoạch vùng nguyên liệu cho chế biến tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Nhãn hiệu này sẽ cấp cho các cá nhân hoặc tổ chức có hoạt động về sản xuất, chế biến, kinh doanh trực tiếp mặt hàng dứa Cayenne trên địa bàn huyện Đơn Dương. Thế nhưng trên thực tế, việc giá cả ổn định, đầu ra sản phẩm tốt, trên địa bàn chưa có doanh nghiệp hoặc tổ chức đứng ra sản xuất, tiêu thụ, các cá nhân sản xuất thuộc cá thể quy mô nhỏ, thị trường chủ yếu bán lẻ ở chợ và khách vãng lai. Bà Nguyễn Thị Bích Hà, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Dran khẳng định: “Dứa Cayenne trên địa bàn thị trấn đang rất hút hàng, đầu ra khá ổn định, giá cả thì ít bị biến động. Thế nhưng muốn phát triển được thì phải có quy hoạch vùng nguyên liệu, phải có đầu ra đảm bảo để tránh tình trạng nông dân thua lỗ. Hiện nay, cùng với rau, hồng… dứa Cayenne là niềm tự hào về một loại nông sản đặc sản của người dân Đơn Dương. Những mùa dứa đậm mật ngọt sẽ đi xa hơn nếu cây dứa tiếp tục là mối quan tâm hỗ trợ để tên dứa Cayenne Đơn Dương có chỗ đứng ổn định trên thị trường cạnh tranh bởi nhiều sự lựa chọn hiện nay”.

Hoàng Yên

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang