• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Thuận: Sản xuất thanh long VietGAP còn nhiều khó khăn

Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 02/08/2017
Ngày cập nhật: 4/8/2017

Đánh giá của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bình Thuận, trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, số hộ và diện tích sản xuất thanh long VietGAP của tổ/nhóm giảm mạnh, làm cho diện tích chứng nhận của địa phương giảm theo. Các xã có diện tích giảm nhiều qua đánh giá tái cấp như xã Hàm Mỹ, Mương Mán, Hàm Cường (huyện Hàm Thuận Nam) hay các xã Hồng Sơn, thị trấn Phú Long (Hàm Thuận Bắc)…

Những kết quả bước đầu

Đến thời điểm này, diện tích thanh long trên địa bàn toàn tỉnh đạt 27.166,8 ha (tăng 135 ha so cuối năm 2016); sản lượng thu hoạch trên 277.000 tấn. Lũy kế từ trước đến nay, diện tích thanh long được chứng nhận nhận VietGAP trên địa bàn tỉnh còn 7.680,22 ha/382 tổ/nhóm, đạt 79,16% so với kế hoạch giao. Trong 6 tháng đầu năm 2017, đã đánh giá chứng nhận cho 75 tổ/nhóm, trang trại, với tổng diện tích chứng nhận là 1.442,85 ha. Trong đó, diện tích tái cấp chứng nhận 1.153,22 ha, diện tích chứng nhận mới 289,63 ha.

Thanh long VietGAP tại Hàm Thuận Bắc.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp & PTNT, sau những năm triển khai chương trình sản xuất thanh long an toàn theo hướng VietGAP, mặc dù chưa đạt được diện tích thanh long VietGAP theo kế hoạch tỉnh giao 9.700 ha nhưng đến nay đã đạt được 7.680 ha, chiếm 28,27% diện tích trồng thanh long cả tỉnh, với hơn 9.000 hộ nông dân tham gia. Sản xuất VietGAP bước đầu đi vào thực chất và đã làm thay đổi tập quán sản xuất truyền thống của nông dân, qua đó góp phần giữ uy tín và chất lượng cho sản phẩm thanh long Bình Thuận. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi để áp dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất về quy trình kỹ thuật sản xuất thanh long theo hướng an toàn, nâng cao năng lực quản lý trong sản xuất nông nghiệp. Mặt khác giảm tình trạng lạm dụng thuốc BVTV; hạn chế sự phát sinh, gây hại của các loại sâu bệnh cho cây trồng.

Hiện nay, nhiều nông dân đã thấy rõ được ý nghĩa của chương trình sản xuất theo VietGAP nên đã tự nguyện đăng ký tham gia hoạt động và thực hiện đúng các yêu cầu của VietGAP để được đánh giá chứng nhận cùng với các tổ/nhóm trên địa bàn. Nhiều tổ/nhóm của thị trấn Thuận Nam, xã Tân Lập và Tân Thuận (huyện Hàm Thuận Nam), Ban chỉ đạo xã đã phối hợp chặt chẽ với tư vấn cấp huyện làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên 100% các hộ trong tổ đều tham gia đánh giá tái cấp…

Vẫn còn nhiều tồn tại

Trong một cuộc họp gần đây về tình hình sản xuất thanh long VietGAP, bà Đào Thị Kim Dung - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển thanh long Bình Thuận cho biết, một số địa phương chưa quán triệt sâu sắc về tầm quan trọng của chương trình nên chỉ đạo chưa quyết liệt; lực lượng tham gia triển khai tại các địa phương còn quá mỏng, thường thay đổi. Qua 6 tháng thực hiện, một số địa bàn không có diện tích nào được đánh giá chứng nhận như trường hợp các xã Hồng Liêm, Hàm Trí, Hàm Phú và Thuận Minh, huyện Hàm Thuận Bắc; các xã của huyện Bắc Bình (trừ xã Sông Lũy)…

Có thể nói, nguyên nhân khách quan dẫn đến những tồn tại này là hầu hết các doanh nghiệp và hợp tác xã sản xuất thanh long theo dạng tiểu ngạch với Trung Quốc; xuất khẩu thanh long phía Trung Quốc chưa đòi hỏi về hàng hóa sản phẩm an toàn. Do đó, các doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến việc thu mua sản phẩm thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, người dân còn chủ quan, xem nhẹ sản xuất theo hướng an toàn. Về mặt chủ quan, trong thời gian dài công tác tuyên truyền, vận động triển khai sản xuất thanh long an toàn VietGAP không được làm thường xuyên, UBND các địa phương thiếu kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo quyết liệt đối với cấp xã.

Về định hướng phát triển sản xuất thanh long VietGAP trong thời gian tới, ông Phạm Hữu Thủ - Chánh Văn phòng Sở Nông nghiệp & PTNT cho biết, sở đề nghị các địa phương sớm chỉ đạo tư vấn cấp huyện tiến hành rà soát, xem xét, củng cố lại Ban điều hành các tổ/nhóm; kiểm tra lại số lượng thành viên trong tổ, điều chỉnh lại quy trình sản xuất cho phù hợp với thực tế và giúp tổ sớm triển khai các công việc để hoàn thành hồ sơ đánh giá chứng nhận đúng thời gian, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tỉnh giao (kể cả cấp mới và tái cấp). Đồng thời, đề nghị địa phương tăng cường củng cố các tổ/nhóm sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, tránh tình trạng các tổ/nhóm hủy bỏ, không tham gia tái cấp chứng nhận VietGAP.

Về phía cơ quan quản lý, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển thanh long phối hợp chặt chẽ với UBND các địa phương xây dựng kế hoạch cấp mới, tái cấp và bố trí đầy đủ cán bộ để hướng dẫn các địa phương tất cả các khâu từ tập huấn. Tổ chức lấy mẫu đất và nước, xây dựng các nhóm liên kết… để đẩy nhanh thực hiện công tác chứng nhận VietGAP. Tiếp tục thông tin, tuyên truyền, phổ biến về quy trình sản xuất thanh long theo hướng an toàn để nâng cao nhận thức của người trồng thanh long để người dân tham gia.

Kiều Hằng

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang