• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Những người rong ruổi theo dấu mùa hoa

Nguồn tin: Báo Nghệ An, 31/07/2016
Ngày cập nhật: 3/8/2016

Những ngày này miền Tây xứ Nghệ vào mùa thu mật ong, không chỉ có ong rừng, những đàn ong nhà cũng được người nuôi tập trung hoạch. Những người trong nghề gọi công việc nuôi ong này là 'di cư theo những mùa hoa' hay 'nuôi ong du mục'.

Những năm gần đây ở nhiều cánh rừng miền Tây Nghệ An trở thành nơi lý tưởng để các tổ nhóm nuôi ong tìm đến. Mỗi khoảnh rừng tràm ở ven đường Hồ Chí Minh đều có từ hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn thùng ong đặt dưới tán cây.

Ngoài những người nuôi ong bản địa có nhiều người đến từ các tỉnh như Thái Nguyên, Bắc Giang, Hưng Yên, Lâm Đồng, và nhiều tỉnh, thành khác. Họ chuyển ong đến vùng miền núi Nghệ An từ tháng 3 âm lịch. Anh Phạm Văn Bằng quê TP Hưng Yên cùng người bạn của mình đã theo nghề nuôi ong du mục đã 7 năm nay. Công việc của nhóm bạn tuổi 9x này cứ rong ruổi theo những mùa hoa.

“Mùa hoa vải thì về Bắc Giang. Hết mùa vải lại vào Nghệ An. Khi miền Bắc chuyển rét chúng em lại đến Bình Phước, miền Đông Nam Bộ.”, Mai Văn Đạt, một thành viên của nhóm nuôi ong người Hưng Yên chia sẻ.

Cũng như nhiều ngành chăn nuôi khác, điều khiến người nuôi ong luôn lo lắng llà dịch bệnh. Anh Phạm Văn Bằng, chủ một trang trại ong đang lưu trú ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) cho biết: Ong thường đối mặt với bệnh rệp hại. Loài ký sinh này sẽ khiến ong yếu dần, giảm khả năng tạo mật và chết. Vì vậy người nuôi phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện xử lý.

Ở Nghệ An, nhiều hộ dân ở Quỳ Hợp, TX Thái Hòa, Đô Lương… cũng đang sở hưu hàng chục trang trại ong. Mỗi ụ ong thường cho 4 – 6 kg mật với chu kỳ thu hoạch từ 15 – 20 ngày.

Với nhiều người theo đuổi nghề nuôi ong không chỉ vì thu nhập, mưu sinh mà còn là niềm đam mê. Nuôi ong được đi nhiều nơi, đến nhiều miền đất.

Mật ong được cắt gọt cẩn thận trước khi đưa vào quay. Công đoạn đòi hỏi yếu tố sạch sẽ lên hàng đầu.

Quay mật là niềm vui lớn nhất của người nuôi ong. Tuy nhiên nếu gặp phải những ngày thời tiết xấu, nhiều mưa, lượng mật thường rất ít.

Những chiếc guồng quay vận dụng lực ly tâm để ép mật ra khỏi cầu ong.

Không chỉ ở các tỉnh phía Bắc, ở Nghệ An, phong trào nuôi ong du mục cũng đang rất phát triển. Mỗi trang trại ong thường là vệ tinh của một doanh nghiệp sản xuất, chế biến mật ong xuất khẩu.

Công việc thấm đẫm mồ hôi vất vả của người nuôi ong, nên nó đòi hỏi sự khéo léo và lòng yêu nghề.

Đến ngày thu mật, công việc trở nên nhộn nhịp. Mật ong thu được sẽ có người đến tận nơi thu mua.

Những trang trại ong di động theo mùa hoa nở trên mọi miền đất nước. Cuộc sống của những người nuôi ong du mục cũng đơn sơ, tạm bợ dưới tán rừng.

Hồ Phương - Bun My

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang