• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Góp sức "nối" lại nghề dâu tằm

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 29/07/2016
Ngày cập nhật: 1/8/2016

Hiện nay, thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) đang trên đà phục hồi nghề trồng dâu, nuôi tằm và ươm tơ, dệt lụa. Tuy nhiên, đến thời điểm này, toàn thành phố chỉ mới có 338 ha dâu, tăng gần 23% so với cuối kỳ 2015. Diện tích dâu tập trung chủ yếu tại xã Đam Bri. Ở đây, nhiều người biết đến một nông dân vừa tích cực trồng dâu, nuôi tằm vừa mạnh dạn đề xuất chính quyền địa phương thành lập Tổ hợp tác Dâu tằm tơ để góp sức hồi phục lại nghề này.

Ông Nguyễn Công Thủy chăm sóc tằm ăn rỗi

Ông là Nguyễn Công Thủy hiện ở thôn 11, xã Đam Bri. Quả thực, ban đầu không phải làm nghề trồng dâu, nuôi tằm chuyên nghiệp, mà xuất phát điểm khi đến xã Đam Bri lập nghiệp (năm 1993), ông Thủy chỉ trồng khoảng 1 ha cà phê và chè (sau đó, chuyển dần diện tích chè sang trồng cây cà phê và các loại cây trồng khác). Cách đây hơn 4 năm, ông mới tiếp cận và bắt tay vào đầu tư nghề trồng dâu, nuôi tằm.

“Tuy hơi vất vả nhưng trồng dâu, nuôi tằm cho thu nhập quanh năm, nên tôi càng làm càng thích!” - ông Nguyễn Công Thủy chia sẻ với chúng tôi. Do vậy, trong thời gian vừa qua, ông đã tận dụng hết diện tích đất còn lại trong vườn và mượn (dài hạn) thêm đất trồng dâu. Hiện nay, ông đã trồng được khoảng 1 ha dâu. Khi bắt tay trồng dâu, ông đều trồng các giống dâu cao sản (S7 - CB và VA - 201). Ông cho biết, nếu đầu tư phân bón đúng mức và chủ động được nước tưới vào mùa khô, thì năng suất 2 giống dâu này đạt tới 30 - 40 tấn lá/ 1 ha/1 năm. Nhờ cho năng suất cao và lá to, dày, nên trồng các giống dâu này đem lại hiệu quả rất cao và rất dễ thu hái. Mặt khác, khi tằm ở tuổi 3 và tuổi 4, ông nuôi trên nong (hoặc khay). Tằm đến tuổi 5, ông chuyển sang nuôi trên nền nhà, nên không cần phải thay phân mỗi ngày như nuôi trên nong. Đến khi nhả tơ (kén), ông cho tằm lên né gỗ tự xoay. Khi thu hoạch, ông dùng bàn gỡ để bóc kén (nhanh hơn nhiều so với gỡ tay). Theo ông, dùng né gỗ, chất lượng kén tốt hơn (kén trắng, dài, ít kén đôi và bán với giá cao hơn 10 - 12 ngàn đồng/1 kg so với kén trên né tre). Ngoài ra, ông chỉ nuôi tằm con từ tuổi 3 trở đi, nên mỗi lứa chỉ nuôi trong vòng 17 ngày là cho thu hoạch kén. Bình quân mỗi hộp tằm cho năng suất 50 kg kén. Mỗi kg kén bán với giá 110 - 120 ngàn đồng (giá hiện tại là 115 ngàn đồng/1kg).

Nhờ nuôi theo phương pháp nói trên, ông Nguyễn Công Thủy giảm được một nửa số công lao động. Do đó, gia đình tuy chỉ có 2 lao động (2 vợ chồng) mà liên tục quanh năm, ông nuôi (gối đầu) 3 - 4 hộp tằm/1 lứa. Ông Nguyễn Công Thủy cho chúng tôi biết: “Nuôi tằm theo cách mà tôi đang làm rất dễ dàng, thuận lợi và có hiệu quả. Đến khi thu hoạch kén xong, chỉ cần gọi điện thoại, thương lái vào tận nhà mua ngay. Nhờ có thêm nghề trồng dâu, nuôi tằm, nên mức thu nhập của gia đình tôi (sau khi trừ chi phí) được khoảng 250 triệu đồng/năm. Từ đó, cuộc sống của gia đình rất ổn định, tôi không còn phải nghĩ ngợi gì cả, chỉ cần chịu khó mà thôi, các anh ạ!”.

Cách đây 2 năm, ông mạnh dạn đề xuất với chính quyền địa phương thành lập Tổ hợp tác Dâu tằm tơ. Khi thành lập Tổ hợp tác, ông được bà con tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng. Tổ hợp tác ban đầu chỉ có 12 thành viên (gia đình) tham gia, nay đã tăng lên 22. Theo ông Nguyễn Công Thủy, khi Tổ hợp tác ra đời, bà con trong Tổ có điều kiện giúp nhau về kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm trồng dâu, nuôi tằm; cung cấp cây, con giống; giúp nhau cho mượn đất trồng dâu; hỗ trợ nhau cho mượn lá dâu (nhà thừa, nhà thiếu dâu trong lúc tằm ăn rỗi)… Từ đó, việc trồng dâu, nuôi tằm trở nên thuận lợi hơn trước.

Để khuyến khích bà con phát triển nghề trồng dâu và nuôi tằm, mới đây, thành phố đã hỗ trợ Tổ hợp tác Dâu tằm tơ Đam Bri 120 triệu đồng. Cùng với nguồn hỗ trợ 50% này, Tổ hợp tác vận động bà con đối ứng thêm 50% nữa để mỗi hộ mua 1 - 2 bộ né gỗ tự xoay. Mỗi bộ giá 7 triệu đồng, gồm 50 né gỗ và 1 bàn gỡ (bóc) kén. Nhờ vậy, bà con trồng dâu, nuôi tằm có hiệu quả hơn; từ đó, động viên, khuyến khích cùng nhau phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm. Hiện tại, bà con trong Tổ hợp tác, nhà nào ít thì cũng có 3 - 4 sào dâu (nuôi thường xuyên 1 - 2 hộp tằm) và gia đình nào nhiều thì cũng có đến 1 ha dâu (nuôi thường xuyên 3 - 4 hộp tằm). Từ đó, Tổ hợp tác Dâu tằm tơ Đam Bri đã góp phần thúc đẩy nghề trồng dâu, nuôi tằm ở địa phương củng cố và phát triển.

Qua trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Công Thủy cho biết thêm: Ở Tổ hợp tác nói riêng và ở xã Đam Bri nói chung, hiện có nhiều gia đình muốn phát triển thêm nghề trồng dâu, nuôi tằm hoặc mở rộng quy mô. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là nhiều bà con thiếu vốn để đầu tư làm nhà nuôi tằm. Do vậy, nguyện vọng của bà con là mong muốn UBND thành phố Bảo Lộc và các ngành có cơ chế hỗ trợ hoặc các tổ chức tín dụng cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để có điều kiện phục hồi, phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm.

XUÂN LONG

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang