• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bồ câu Pháp với đầu ra rộng mở

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 27/07/2016
Ngày cập nhật: 28/7/2016

Từ mục đích nuôi thử nghiệm chỉ với 20 cặp chim bồ câu Pháp ban đầu, đến nay, đàn bồ câu của anh Ngô Sỹ Huệ, tổ 19 An Sơn, phường 4, TP Đà Lạt đã nhân lên hơn 800 con, mang lại thu nhập khá mỗi tháng từ việc bán chim thịt và chim giống, mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho các hộ gia đình.

Bồ câu Pháp được nuôi nhốt bằng lưới thay vì nuôi thả ngoài trời

Vào Đà Lạt lập nghiệp từ năm 2007, vợ chồng anh Ngô Sỹ Huệ đều có việc làm ổn định. Tuy nhiên, cả hai anh chị đều trăn trở tìm hướng làm kinh tế, tranh thủ thời gian rảnh rỗi để tạo thêm thu nhập cho gia đình. Sau khi tham khảo nhiều mô hình, nhận thấy bồ câu là loại chim dễ nuôi, lại ít tốn chi phí ban đầu, anh Huệ quyết định tận dụng khoảng đất trống cạnh nhà để nuôi 20 cặp thử nghiệm. Anh chọn chim bồ câu Pháp vì ưu điểm chim to con, nặng cân và thịt ngon. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên đàn chim của anh lần lượt bị dịch bệnh. Anh Huệ hỏi han nhiều người, nhưng vẫn không biết chính xác chim bị bệnh gì để chữa trị. Chỉ sau một tháng, khi đàn chim 40 con ban đầu chỉ còn lại vài con sống sót, anh Huệ quyết định tự mổ chim sống, rồi cả chim chết để đưa ra thú y tìm thuốc, đồng thời tự lên mạng tìm tòi, nghiên cứu cách chữa trị dịch bệnh cho chim bồ câu. Tìm được phương pháp chăm sóc phù hợp, đàn bồ câu của gia đình anh từ đó được “cứu” trở lại và dần nhân lên thành đàn chim 800 con bây giờ.

Khu chuồng trại nuôi bồ câu của anh Ngô Sỹ Huệ khá đơn giản, được chia thành hai khu vực ngăn cách bồ câu non và bồ câu được nuôi lâu năm. Mỗi gian gồm các ô nhỏ được lắp từ ván gỗ gắn sát vào tường, mỗi ô dành cho một cặp bồ câu cha mẹ. Trước đó là khoảng sân được căng lưới để bồ câu có không gian bay lượn, đồng thời cung cấp ánh sáng tự nhiên giúp bồ câu phát triển khỏe mạnh. Anh Huệ cho biết, việc chăm sóc cho bồ câu rất đơn giản và không tốn nhiều thời gian, mỗi ngày chỉ cần tận dụng thời gian rảnh buổi sáng và tối để cho ăn. Thức ăn cho chim cũng dễ kiếm và rẻ tiền như bắp hạt, thóc và cám viên, do đó không tốn nhiều chi phí để mua thức ăn cho chim. Bồ câu có đặc điểm là uống nhiều nước, nên người nuôi phải cung cấp nước thường xuyên. Do không có nhiều thời gian nên anh Huệ nghiên cứu bình nước tự động chứa 20 lít nước, mỗi buổi sáng, anh chỉ cần bơm một lần là có đủ nước cho toàn bộ chim trong chuồng uống trong một ngày. Việc vệ sinh chuồng nuôi cũng không mất quá nhiều công sức và thời gian. Mỗi tuần, anh Huệ chỉ cần dọn sạch chuồng, thay vỏ trấu mới một lần để đảm bảo tránh được dịch bệnh cho bồ câu.

Chim bồ câu có thời gian sinh trưởng khá nhanh. Chim tự đẻ trứng và tự ấp cho đến 20 ngày thì trứng nở. Theo anh Huệ, chim bồ câu nuôi đến 25 ngày tuổi là đã có thể bán chim giống. Trung bình mỗi tháng, bồ câu đẻ 1 lần, mỗi lần 2 trứng. Bồ câu nuôi từ 4 đến 5 tháng là đã bắt đầu đẻ trứng, tự ấp, lại ít bị bệnh nên số lượng chim trong đàn tăng khá nhanh. Trung bình mỗi tháng, chuồng nuôi của anh Huệ cung cấp ra thị trường khoảng 100 cặp bồ câu thịt. Với giá bán trung bình 90.000 đồng/cặp, sau khi đã trừ chi phí thức ăn, anh thu được khoảng 7 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn cung cấp bồ câu giống cho những ai có nhu cầu nuôi với giá bán 200.000 đồng/cặp, với thị trường chủ yếu tại Đức Trọng, Phan Rang,... Anh Huệ cho biết, hiện tại, nhu cầu về thịt bồ câu tại các chợ và nhà hàng rất lớn, cung không đủ cầu nên người nuôi không phải lo về đầu ra của chim thịt.

Ông Hoàng Văn An, Chủ tịch Hội Nông dân phường 4 cho biết: “Bồ câu Pháp là loại chim ưa nóng nên không phù hợp lắm với khí hậu Đà Lạt, do đó đến nay, mặc dù mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng chưa có nhiều hộ gia đình tại Đà Lạt dám nuôi loại chim này. Chuồng nuôi bồ câu của anh Ngô Sỹ Huệ chính là bước đi đầu mạnh dạn tại địa phương. Việc chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức nuôi bồ câu của anh Huệ cũng giúp bà con tự tin hơn vào việc phát triển mô hình, mở thêm một hướng đi mới cho kinh tế hộ gia đình”.

VIỆT QUỲNH

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang