• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hướng đi đúng, hiệu quả

Nguồn tin: Hà Nội Mới, 15/07/2016
Ngày cập nhật: 16/7/2016

Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH) đang là hướng đi đúng, góp phần kiểm soát an toàn thực phẩm tận gốc, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh. Tuy nhiên, sản phẩm chăn nuôi ATSH hiện vẫn bị đánh đồng chất lượng với sản phẩm chăn nuôi khác.

Nuôi cá lồng an toàn sinh học tại Suối Hai - Ba Vì. Ảnh: Đỗ Minh

Hướng đi tất yếu

Ở xã Kim Nỗ (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Đức Lập được nhiều người khen ngợi với mô hình phát triển kinh tế chăn nuôi gà. Anh Lập cho biết: Để sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường, anh đã chọn hướng chăn nuôi gà theo hướng ATSH. Thời gian đầu, anh mua 500 gà bố mẹ giống Ai Cập về nuôi thử nghiệm và đã thành công.

Kinh nghiệm cho thấy, mô hình chăn nuôi gà trên nền chuồng đệm lót sinh học là phù hợp với phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch, bền vững, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, tỷ lệ vật nuôi bị dịch bệnh thấp, chất lượng sản phẩm được nâng cao. Hơn nữa, đây là mô hình dễ ứng dụng, vốn đầu tư ít, thực hiện trong thời gian ngắn, nhưng hiệu quả kinh tế mang lại khá cao. Hiện nay, trên diện tích 5.000m2, gia đình anh nuôi 3.000 gà ta, 8.000 gà Ai Cập. Ngoài ra, gia đình anh còn thuê 2 hộ nuôi gia công với số lượng hơn 3.000 con. “Nhờ chăn nuôi theo phương pháp ATSH, trung bình mỗi năm gia đình thu về gần một tỷ đồng” - anh Lập cho biết thêm.

Tương tự, phong trào nuôi lợn ATSH ở nhiều địa phương ngoại thành Hà Nội cũng phát triển mạnh và cho hiệu quả kinh tế cao. Đơn cử như mô hình nuôi lợn ATSH của gia đình anh Nguyễn Văn Hưng, thôn Nội Thôn, xã Vân Tảo (Thường Tín). Anh Hưng cho biết, cách đây 2 năm được tham gia lớp tập huấn chăn nuôi theo hướng ATSH của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, sau đó anh thí điểm nuôi 20 con và từng bước mở rộng quy mô chuồng trại với 100 con lợn. Chăn nuôi theo mô hình ATSH không chỉ cung cấp đủ dinh dưỡng, giúp lợn phát triển nhanh mà còn giảm ô nhiễm trong chuồng trại. Nhờ đó, lợn sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, ngay lứa đầu tiên đã cho thu lãi từ 1 đến 1,2 triệu đồng/con...

Liên kết để nhân rộng mô hình

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết: Chăn nuôi theo hướng ATSH là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Trong đó, không sử dụng thuốc quá liều và tuyệt đối không sử dụng các hoóc môn tăng trưởng là những ưu điểm của chăn nuôi theo hướng ATSH. Hiện ngành nông nghiệp Hà Nội đang triển khai và nhân rộng các mô hình chăn nuôi ATSH ở các huyện có điều kiện phát triển chăn nuôi. Ngoài ra, ngành nông nghiệp cũng đang triển khai mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng ATSH tại các huyện Thanh Trì, Phúc Thọ, Thường Tín…

Dù cho hiệu quả kinh tế cao, song việc tiêu thụ các sản phẩm an toàn vẫn gặp khó khăn. Ông Nguyễn Văn An, xã Tiền Phong (Thường Tín) cho biết: Gia đình ông chăn nuôi lợn theo hướng ATSH nên giá bán thường cao hơn các sản phẩm chăn nuôi thông thường. Tuy nhiên, khi thương lái đến mua, họ “đánh đồng” tất cả vì cho rằng đều đem bán ở chợ đầu mối ai biết sản phẩm nào là an toàn và không an toàn.

Bà Khuất Thị Lan Hương, Chủ tịch HĐQT Công ty Yummyvn, chuyên phân phối các sản phẩm nông sản an toàn cho rằng: Trong bối cảnh vấn nạn thực phẩm “bẩn”, kém chất lượng tràn lan như hiện nay thì sản xuất an toàn sẽ có chỗ đứng bền vững. "Có thời điểm, Công ty Yummyvn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những sản phẩm an toàn trên địa bàn Hà Nội. Sản phẩm an toàn của Hà Nội không thiếu nhưng vì chưa được quảng bá nên doanh nghiệp chưa biết để kết nối. Do vậy, ngoài việc nhân rộng và phát triển các mô hình sản xuất an toàn, ngành nông nghiệp cần có chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại tốt để ổn định đầu ra cho sản phẩm" - bà Hương đề nghị.

Đề cập đến những kiến nghị của doanh nghiệp, ông Chu Phú Mỹ cho biết: Ngành nông nghiệp Hà Nội đang đẩy mạnh hoạt động quảng bá nông sản, tìm kiếm và gắn kết doanh nghiệp với người sản xuất. Khi có doanh nghiệp đứng ra bao tiêu sản phẩm, các mô hình sản xuất, chăn nuôi của nông dân mới thực sự được duy trì, phát triển bền vững.

Việt Phong

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang