• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vươn xa thương hiệu mật ong Sơn La

Nguồn tin: Báo Sơn La, 14/07/2016
Ngày cập nhật: 16/7/2016

Sơn La, vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và khí hậu thuận lợi để hình thành nhiều vùng cây công nghiệp, cây ăn quả, là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển nghề nuôi ong lấy mật và khai thác phấn hoa. Thương hiệu mật ong Sơn La đã được khẳng định tại thị trường trong và ngoài nước.

Người dân bản Nà Hạ 2, xã Chiềng Mung (Mai Sơn) sơ chế, bảo quản phấn hoa.

Nghề nuôi ong lấy mật

Mật ong Sơn La thường được khai thác 4 vụ từ các nguồn hoa khác nhau, như: hoa cỏ Lào khai thác từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau; hoa dẻ, hoa rừng từ tháng 2 đến tháng 5; hoa nhãn tháng 3 - 4; hoa đơn kim từ tháng 8 đến tháng 10. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn ha cây ăn quả, cây công nghiệp cho phấn hoa như chè, cà phê, ngô, xoài, mơ, mận... là nguồn cung cấp mật và phấn hoa chất lượng cao. Một số loại mật ong và phấn hoa có chất lượng cao như: mật ong hoa nhãn, hoa xoài với độ đặc sánh, mùi vị thơm ngọt và màu vàng óng bắt mắt; phấn hoa cây đơn kim được khai thác ở độ cao 1.050m trên cao nguyên Mộc Châu, có màu đỏ tươi, thơm ngậy; phấn hoa ngải cứu màu trắng và vàng sáng, mùi thơm ngát; phấn hoa ngải dại màu trắng đục, ngọt đậm; phấn hoa ngô màu vàng thô ráp... chứa các thành phần có ích cho sức khỏe như đạm tự do, axit amin, vitamin A, B, C, PP...

Nghề nuôi ong ở tỉnh ta hình thành ban đầu chỉ là những hộ nhỏ lẻ nuôi theo phương pháp truyền thống, chủ yếu là giống ong nội. Qua quá trình phát triển, đến nay toàn tỉnh có trên 1.500 hộ nuôi ong, tạo việc làm cho 3.000 lao động, tổng số đàn ong 70.000 đàn, trong đó gần 60.000 đàn ong ngoại. Sản lượng mật ong hằng năm đạt trên 3.100 tấn, phấn hoa 360 tấn, sáp ong 60 tấn, tổng giá trị sản lượng hàng hóa đạt gần 200 tỷ đồng. Người nuôi ong đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản phẩm từ ong được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nhờ đó chất lượng ngày càng được nâng lên, khẳng định được thương hiệu, uy tín, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Phong trào nuôi ong đã phát triển rộng khắp tại các địa phương trong tỉnh, một số hộ nuôi ong mạnh dạn đầu tư nuôi với số lượng lớn như: Ông Lê Quý Phương, Tiểu khu 64 Thị trấn Nông trường Mộc Châu nuôi 1.800 đàn/năm, mỗi năm thu 40 tấn mật, 6 tấn phấn hoa, doanh thu 4,420 tỷ đồng; ông Nguyễn Trọng Lành, Nghiệp đoàn ong Sơn La nuôi 1.500 đàn ong mật thu 23 tấn phấn hoa, doanh thu một năm gần 1 tỷ đồng...

Khẳng định thương hiệu

Năm 2012 đánh dấu bước ngoặt quan trọng đối với nghề nuôi ong mật ở tỉnh ta, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Bằng chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Ong mật Sơn La” dành cho sản phẩm mật ong.

Việc xác lập quyền bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm mật ong của tỉnh Sơn La là bước khởi đầu quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ các sản phẩm từ ong. Các sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể bán được giá cao, ổn định và tạo được sự tin tưởng của người tiêu dùng. Đặc biệt, người nuôi ong sẽ phải tiêu chuẩn hóa các loại sản phẩm, khai thác hiệu quả các sản phẩm từ ong; ứng dụng công nghệ lắng lọc hạ thủy phần để mật ong đạt tiêu chuẩn tiêu dùng nội địa và hướng tới xuất khẩu, nghiên cứu tinh chế lắng lọc, bóc tách hạ thủy phần, đóng gói bảo quản sau thu hoạch để đảm bảo yêu cầu cao về chất lượng. Bên cạnh đó, quyền bảo hộ thương hiệu mật ong Sơn La sẽ ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu tập thể; các sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu tập thể có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tập thể hoặc khởi kiện tại tòa án đối với hành vi này. Nhờ đó, thương hiệu mật ong Sơn La ngày càng uy tín.

Hợp tác xã - hướng đi mới cho nghề nuôi ong mật

Bảo hộ thương hiệu mật ong Sơn La đã và đang tạo hướng phát triển của mật ong Sơn La theo quy mô lớn hơn. Hình thành HTX nuôi ong là hướng đi phù hợp và phát triển bền vững. Ở tỉnh ta đã có HTX Xuân Thịnh (huyện Phù Yên) với số lượng đàn ong lên đến 1.700 đàn. Mô hình HTX đã gắn kết các hộ gia đình nuôi ong, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nhau trong quá trình nuôi; các sản phẩm từ ong trước đây mang tính đơn lẻ, hộ gia đình, nay được mang thương hiệu chung của HTX, tạo uy tín trên thị trường. Mô hình HTX đã chứng minh được những hiệu quả trong quá trình hoạt động, xây dựng được thương hiệu và gắn kết người nuôi ong với nhau, Hội ngành nghề nông nghiệp nông thôn sẽ nhân rộng mô hình HTX nuôi ong đến các địa phương khác trong tỉnh, nhằm đưa nghề nuôi ong của tỉnh ngày càng phát triển.

Duy Tùng

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang