• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cẩn trọng chống nóng cho đàn vật nuôi

Nguồn tin: Báo Bắc Ninh, 05/07/2016
Ngày cập nhật: 9/7/2016

Những ngày qua, thời tiết liên tục nắng nóng, oi bức với nhiệt độ thường xuyên trên 35 độ gây ảnh hưởng lớn tới đàn gia súc, gia cầm. Nhiều hộ chăn nuôi trong tỉnh Bắc Ninh chủ động các biện pháp chống nắng nóng, giảm thiểu tối đa thiệt hại về năng suất, chất lượng cho vật nuôi.

Trong những ngày nóng, ông Kiều Quang Cừ, thôn Yên Hậu, xã Hòa Tiến, huyện Yên Phong phải bổ sung thêm máng ăn, tăng cường thêm nước uống điện giải cho đàn gia cầm.

Mặc dù có thâm niên gần 20 năm nuôi gà, nhưng từ đầu tháng 6, do chủ quan trong những ngày nóng 39-40 độ, gia đình ông Kiều Quang Cừ, thôn Yên Hậu, xã Hòa Tiến, huyện Yên Phong chết 10 con gà đẻ, những hộ xung quanh còn chết vài chục con. Sau khi theo dõi sát diễn biến thời tiết, ông Cừ tăng cường đầu tư thêm 4 quạt công nghiệp đặt ở 2 chuồng nuôi thay vì chỉ quạt treo tường như trước, đồng thời lắp đặt hệ thống phun sương 20m chạy vòng quanh mái chuồng.

Ông Cừ chia sẻ: “Trời nắng nóng, gà giảm 20% - 30% sức đẻ, chỉ đạt tỷ lệ 55% đẻ trứng, thậm chí rất dễ mắc bệnh tiêu chảy hoặc chết nóng. Ngoài việc phun vệ sinh khử trùng tiêu độc, định kỳ phòng bệnh, ưu tiên hàng đầu trong những ngày này là đảm bảo hệ thống chuồng trại thoáng mát. Gia đình chúng tôi cũng phải thay đổi chế độ ăn, bổ sung thêm thức uống mát như điện giải, giảm lượng đạm, tăng cường thêm máng ăn. Nhờ vậy, đàn gà đẻ 900 con hiện nay của gia đình vẫn an toàn”.

Ngoài gà đẻ, do đặc tính ưa lạnh, bò sữa cũng là loài vật nuôi dễ chịu ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng. Nếu nhiệt độ cao kéo dài có thể gây giảm sản lượng sữa và một số bệnh dịch. Nhiều hộ nuôi bò sữa ở xã Cảnh Hưng (Tiên Du) chủ động trồng cây dây leo lên mái để làm mát chuồng nuôi, dự trữ sẵn cỏ để có thức ăn kịp thời cho bò. Hộ chị Nguyễn Thị Thu, xã Cảnh Hưng hiện nuôi 12 con bò sữa, dù đã trồng dây leo còn phải thường xuyên phun nước lên mái chuồng và tăng cường thêm quạt gió vào lúc nhiệt độ lên cao trên 32 độ. Gia đình chị cũng chú ý cung cấp đủ nước uống theo nhu cầu và đáp ứng dinh dưỡng về lượng thức ăn tinh và thô xanh theo sản lượng sữa.

Hiện nay, toàn tỉnh có 455 trang trại và gia trại chăn nuôi lợn, 473 trang trại, gia trại nuôi gia cầm, 62 trang trại, gia trại nuôi trâu bò. Chăn nuôi đang trở thành hướng làm kinh tế chính của nhiều nông dân và ngày càng được đầu tư. Để chủ động ứng phó nắng nóng, nhiều hộ chăn nuôi quy mô lớn xây dựng chuồng trại một cách quy củ như trang bị hệ thống két nước, máng uống nước tự động, có quạt hút gió theo hướng gió hoặc treo tường để làm mát và giảm thiểu các loại khí độc, đồng thời bố trí hệ thống chống nóng bằng giàn tạo mưa trên nóc mái. Một số hộ nuôi quy mô nhỏ hơn với mái chuồng được làm bằng các vật liệu tre, nứa hoặc fibro xi măng thường che chắn mái bằng cách lợp rơm, trồng cây dây leo, phun nước. Tuy nhiên, một số hộ nuôi nhỏ lẻ vẫn còn chủ quan, mặc dù chuồng trại chật hẹp, mái thấp, khả năng hấp nhiệt cao nhưng vẫn lơ là, chưa tích cực chống nóng. Số khác vẫn thả trâu, bò ngoài đồng khi thời tiết nắng nóng tới 40 độ C.

Theo ông Nguyễn Mạnh Định, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư tỉnh, trời nắng nóng thông thường làm phát sinh các bệnh cảm nắng, cảm nóng, ký sinh trùng đường máu và các bệnh truyền nhiễm khác gây thiệt hại lớn về kinh tế, năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí gây chết gia súc, gia cầm. Ngoài các biện pháp chủ động về chuồng trại, các hộ chăn nuôi phải phối hợp nhiều biện pháp phòng chống nắng tích cực cho đàn nuôi. Đối với đàn gia cầm, cần giảm mật độ nuôi, nuôi giãn lứa đồng thời bảo đảm khẩu phần ăn hợp lý, tăng cường dinh dưỡng, cung cấp đủ nước, rau xanh và các loại vitamin để tăng sức đề kháng. Đối với đàn gia súc, hạn chế chăn thả những ngày nắng nóng, nhất là giờ cao điểm và tăng cường cho ăn lúc trời mát. Thường xuyên dọn chất thải ra khỏi khu vực chăn nuôi để giảm nhiệt độ và tránh khí độc cho vật. Cách tốt nhất để đảm bảo năng suất chất lượng cho đàn nuôi là tiêm phòng bệnh. Người chăn nuôi cũng nên theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe gia súc, gia cầm để sớm phát hiện các dấu hiệu khác thường và báo cáo cán bộ thú y để được tư vấn điều trị.

Huyền Thương

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang