• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nhìn từ Đề án cải tạo đàn bò ở Đạ Huoai (Lâm Đồng)

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 28/06/2016
Ngày cập nhật: 29/6/2016

Ngoài các vật nuôi như gà thả vườn, heo và cá nước ngọt… thì bò là loại vật nuôi được huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) xem là mũi nhọn trong phát triển chăn nuôi ở địa phương. Để tăng số lượng, đặc biệt là nâng cao chất lượng đàn bò, huyện Đạ Huoai đang tích cực triển khai Đề án cải tạo đàn bò giai đoạn 2014 - 2020.

Giống bò lai được người dân huyện Đạ Huoai chú trọng nhân rộng, phát triển

Chú trọng chuyển giao kỹ thuật

Thực tế cho thấy, từ năm 2014 trở về trước, chăn nuôi bò ở Đạ Huoai chủ yếu dựa vào tự nhiên theo hình thức chăn thả là chính. Do vậy, quy mô nuôi bò phần lớn còn nhỏ, lẻ (từ 3 đến 5 con/hộ dân). Song từ năm 2014 đến nay, đàn bò của huyện đã không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Tổng đàn bò của huyện đã tăng từ 2.500 con (năm 2014), đến nay tăng lên hơn 3.300 con; tương tự, trọng lượng bò cũng đã đạt từ 250 - 320 kg/con. Cùng với đó, diện tích cỏ trồng phục vụ chăn nuôi đã tăng từ 81 ha (năm 2014) lên gần 130 ha...

Có được kết quả đó, là nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng để tiếp cận và triển khai Đề án cải tạo đàn bò theo chủ trương của tỉnh và huyện đến tận các hộ chăn nuôi. Đồng thời, UBND huyện đã triển khai đồng bộ các nội dung của Đề án đến các xã, thị trấn trên địa bàn để người dân nắm bắt rõ các chủ trương, chính sách của Nhà nước về cơ chế vay vốn, hỗ trợ lãi suất, giống cỏ, giống tinh... Đặc biệt, huyện Đạ Huoai đã chủ động xây dựng và củng cố lực lượng thú y, dẫn tinh viên và dịch vụ thú y tại cơ sở để đảm bảo công tác thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho đàn bò nhằm đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi. Theo kế hoạch, Đạ Huoai sẽ đào tạo 20 dẫn tinh viên nhằm xây dựng mạng lưới TTNT cho bò phủ khắp các xã, thị trấn trên địa bàn. Ước tính, tổng kinh phí để thực hiện Đề án cải tạo đàn bò của huyện Đạ Huoai giai đoạn 2014 - 2020 là trên 26,6 tỷ đồng. Trong đó, vốn do ngân sách Nhà nước hỗ trợ gần 3,5 tỷ đồng. Ngồn vốn này được dùng để phục vụ công tác chuyển giao kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị (súng bắn tinh, bình ni tơ), mua tinh giống bò Zebu (giống bò từ Úc, Ấn Độ và Cu Ba), giống cỏ và kinh phí mua bò cái hậu bị... Trên cơ sở này, trong thời gian qua, Trung tâm Nông nghiệp (TTNN) huyện đã mở nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi bò, trồng cỏ và chế biến thức ăn cho hàng trăm lượt người tham gia. Trong năm 2015, huyện đã xây dựng được 5 mô hình trồng cỏ cao sản với các giống VA06, Stylo, Ghinê... bằng hệ thống tưới tự động và hỗ trợ mỗi hộ tham gia mô hình 1 máy thái cỏ; đồng thời, hỗ trợ 30% kinh phí để người dân mua 40 con bò cái hậu bị.

Theo ông Đặng Hùng Việt, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) huyện Đạ Huoai, bước đầu triển khai Đề án cải tạo đàn bò của huyện đã mang lại những tín hiệu tích cực và được đông đảo người chăn nuôi ủng hộ. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều khó khăn cần giải quyết, tháo gỡ như ý thức về việc tham gia TTNT cho bò của người dân còn hạn chế. Mặt khác, do biến động của thị trường về giá cả và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển đàn bò của huyện.

Phát triển theo hướng chuyên thịt

Mục tiêu mà Đề án cải tạo đàn bò của huyện Đạ Huoai hướng tới là dựa trên cơ sở lai tạo giữa đàn bò địa phương với các giống bò BBB, Red Angus, Brahman... thuộc nhóm bò Zebu để phát triển theo hướng chuyên thịt. Để nâng cao trọng lượng, chất lượng và cải tạo tầm vóc đàn bò địa phương, huyện đã chủ động thực hiện phương pháp TTNT và đưa các giống tinh bò Zebu vào phối để lai tạo với bò địa phương. Theo đó, hàng tháng, TTNN huyện phối hợp với chính quyền các địa phương để các dẫn tinh viên, khuyến nông viên cơ sở lập danh sách các hộ dân tham gia phối giống bò đậu thai để kiểm tra, theo dõi. Song song với đó, TTNN cũng thường xuyên tổ chức các cuộc họp để nhận xét, đánh giá, xử lý những kết quả phối giống không đảm bảo tỷ lệ theo quy định nhằm chấn chỉnh kịp thời những sai sót. Theo thống kê, từ năm 2015 đến nay, toàn huyện đã có gần 500 con bò cái được TTNT giống bò Zebu thành công; trong đó, có hàng chục con đã sinh sản bê con khỏe mạnh và đang phát triển tốt. Đặc biệt, Đề án còn giúp người chăn nuôi bò tại địa phương chuyển dần từ tập quán nuôi bò truyền thống (theo hình thức chăn thả) sang hình thức trồng cỏ nuôi nhốt mang tính sản xuất hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao. Ông Trần Văn Khấn, một trong những người tiên phong chuyển đổi giống bò bằng phương pháp TTNT (ngụ tại thôn 7, xã Mađaguôi), cho biết: “Hiện, gia đình tôi đang có 6 con bò lai giống Red Angus, Brahman chuyên thịt. Trước đây, nuôi bò theo cách truyền thống và phối giống theo hình thức nhảy nọc (dùng bò đực giống để phối) mất nhiều thời gian và hiệu quả không cao. Nhưng, hiện tại, gia đình tôi áp dụng cách phối giống TTNT, tránh được sự trùng huyết nên bê con khi sinh ra khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt và lớn nhanh. Tuy nhiên, để chăn nuôi các giống bò lai có hiệu quả, người chăn nuôi phải chủ động được nguồn thức ăn tại chỗ cho bò. Các giống cỏ như VA06, Stylo và Ghinê là nguồn thức ăn phổ biến và ưa thích của các giống bò lai chuyên thịt. Trong thời gian nuôi 2 năm, bò lai chuyên thịt có thể đạt trọng lượng từ 280 - 300 kg/con”.

Bà Nguyễn Thị Thu Thắm, Giám đốc TTNN huyện Đạ Huoai, cho biết: “Chúng tôi xác định, phương pháp TTNT là “mấu chốt” để cải tạo và phát triển đàn bò của huyện nhà theo hướng chuyên thịt. Trong thời gian tới, để Đề án cải tạo đàn bò của huyện đi đúng hướng và phát huy hiệu quả, chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát đàn bò địa phương để chọn lọc những bò cái đủ tiêu chuẩn làm bò cái nền; đồng thời, tổ chức, quản lý chặt chẽ công tác phối giống nhân tạo. Bên cạnh đó, Trung tâm sẽ phối hợp với các xã, thị trấn quy hoạch các vùng chuyên trồng cỏ và phổ biến kỹ thuật chế biến thức ăn giúp người dân chủ động nguồn thức ăn cho bò. Cùng với đó, là việc chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người chăn nuôi bò thấy được việc cải tạo đàn bằng phương pháp TTNT là khoa học và hiệu quả”.

KHÁNH PHÚC

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang