• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phát triển nuôi dê hàng hóa ở Ta Liết (Sơn La)

Nguồn tin: Báo Sơn La, 13/06/2016
Ngày cập nhật: 15/6/2016

Những năm qua, người dân bản Ta Liết, xã Chiềng Hắc (Mộc Châu, Sơn La) đã xây dựng thành công nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, đem lại thu nhập cao như: Mô hình hợp tác xã rau an toàn; trồng cây ăn quả trên đất dốc; phát triển cây thanh long ruột đỏ...và không thể không kể đến mô hình phát triển dê đàn theo hình thức trang trại, đã và đang đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ dân nơi đây.

Nhờ mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi vật nuôi hợp lý nên đàn dê của bản Ta Liết, xã Chiềng Hắc (Mộc Châu) phát triển mạnh, đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân.

Ông Bùi Đức Dục, Trưởng bản cho biết, bản Ta Liết có 315 hộ và 795 khẩu chủ yếu là người dân huyện Thường Tín, Hà Nội. Trước đây, bà con phát triển trồng cây lương thực là chủ yếu, nhưng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ trong bản đã chuyển đổi những diện tích canh tác khó khăn sang phát triển trang trại, trong đó chăn nuôi dê đang đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tới thăm trang trại của Anh Lương Đình Quý, là người đi đầu trong bản Ta Liết về phát triển nuôi dê theo mô hình trang trại. Năm 2013, anh Quý tốt nghiệp đại học Nông nghiệp, trở về quê hương với mong muốn làm giàu trên chính mảnh đất nơi mình sinh ra. Sau khi khảo sát địa hình, tìm hiểu các giống dê, anh Quý quyết định chọn giống dê địa phương làm hướng phát triển kinh tế. Anh đã vay vốn, xây dựng khu chuồng trại rộng gần 500m2; sử dụng lưới thép bao quanh 6ha làm bãi chăn thả. Sau 3 năm phát triển, đàn dê của gia đình anh đã có trên 600 con, anh Quý vui vẻ chia sẻ: Gia đình tôi trước đây trồng cây lương thực, chi phí sản xuất lớn, giá cả lại thấp, nay chuyển sang nuôi dê, tuy vất vả về thời gian chăn thả, nhưng ít dịch bệnh, giá cả lại ổn định. Ngay năm đầu tiên đã hòa vốn đầu tư, nên cứ thế yên tâm tăng đàn để có thu nhập cao hơn. Hiện nay mỗi năm tôi xuất bán từ 300 - 600 con dê thương phẩm ra thị trường, trừ chi phí lãi mỗi năm lãi 500 - 600 triệu đồng.

Tìm hiểu thêm, ở Ta Liết ngoài phát triển chăn nuôi dê theo mô hình trang trại, nhiều hộ trong bản đã nuôi dê “bột” cũng giúp đem lại thu nhập cao. Chị Lương Thị Bé, một hộ chuyên nuôi dê “bột” trong bản, cho biết: Nuôi dê “bột” từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm, thời gian này bà con thu hoạch ngô xong, diện tích canh tác bỏ trống, các gia đình tận dụng làm bãi chăn thả. Được biết nuôi dê bột khá dễ, gia đình chị Bé mua dê đực từ 10-15kg từ các hộ chăn nuôi nhỏ trong vùng và các huyện lân cận như Yên Châu, Mai Sơn. Khi bắt về, gia đình chị tiêm thuốc phòng bệnh, cách ly với đàn từ 10-15 ngày để đảm bảo phòng dịch, sau đó chăn thả và cho dê ăn thêm thức ăn tinh bột để dê mau lớn. Sau 3 đến 4 tháng dê tăng trọng lượng 30 - 35 kg thì xuất bán. Chị Bé cho biết, giá thị trường luôn giao động từ 120 - 130 nghìn đồng/1kg thịt tươi, nhờ cách nuôi này, một năm tổng thu nhập từ nuôi dê “bột” của gia đình đạt 400 - 500 triệu.

Bà Hà Thị Phước, Bí thư Đảng ủy xã Chiềng Hắc cho biết: Hiện nay đàn dê của bản Ta Liết có tổng đàn trên 1.300 con, với gần 20 hộ nuôi, đặc biệt có 6 hộ phát triển theo mô hình trang trại quy mô lớn, với số lượng dê từ 200 - 600 con. Dê giống được bà con lựa chọn phát triển chủ yếu là giống dê địa phương tai nhỏ, thích nghi với thời tiết địa phương, ít dịch bệnh. Dê Ta Liết không chỉ được tiêu thụ trên địa bàn mà còn được rất nhiều thương lái từ tận các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa tìm mua, nên ở bản Ta Liết nhiều hộ đã khá giả hẳn lên. Từ mô hình này xã Chiềng Hắc đã đưa việc phát triển chăn nuôi dê hàng hóa vào nghị quyết phát triển kinh tế của xã. Xã đã ưu tiên các nguốn vốn vay ưu đãi cho phát triển mở rộng đàn dê, cùng với việc hướng dẫn cách chăm sóc và phòng chống dịch bệnh để đàn dê phát triển ổn định.

Việc lựa chọn vật nuôi hiệu quả tại bản Ta Liết đã đem lại nguồn thu lớn cho nhiều hộ dân trong bản. Từ sự thành công của mô hình nuôi dê tại bản Ta Liết, để con dê thực sự phát triển trở thành vật nuôi chủ lực, trong thời gian tới chính quyền địa phương cần nhân rộng mô hình hợp lý, có phương án quy hoạch vùng chăn nuôi hiệu quả, phát triển đàn bền vững, gắn xây dựng thương hiệu sản phẩm của địa phương, góp phần ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân.

Thanh Tùng

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang