• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hải Phòng: Chủ động phòng tránh dịch cúm gia cầm: Không thể xem nhẹ vi rút lây lan mầm bệnh

Nguồn tin: Báo Hải Phòng, 17/01/2016
Ngày cập nhật: 18/1/2016

Dịp cuối năm, buôn bán gia súc, gia cầm tăng cao, vi rút cúm gia cầm phát tán mạnh trong môi trường sống, nguy cơ bùng phát thành dịch. Do đó, công tác chủ động phòng tránh vi rút cúm gia cầm không thể thờ ơ, xem nhẹ.

Một số hộ dân còn thờ ơ công tác phòng dịch bệnh cho đàn gia cầm

Nguy cơ cao phát sinh dịch từ vi rút gây bệnh

Những ngày cuối năm, gia cầm sống buôn bán đầy các chợ. Một số nông dân các huyện ngoại thành tranh thủ bán rong gia cầm. Chị Nguyễn Thị Thơ ở huyện Kiến Thụy, tỉnh Hải Phòng đang bán gia cầm ở chợ An Dương (quận Lê Chân) cho biết, gia đình nuôi được vài chục con gà ta, bán cho thương lái đến nhà mua bị ép giá, nên tranh thủ lúc nông nhàn đem gà rong ruổi bán ở một số chợ nội thành. Theo một số người bán gia cầm tại chợ Đầm Triều, Quán Trữ (Kiến An), nguồn hàng được bán tại chợ không chỉ của nông dân các huyện An Dương, An Lão mà còn nhập từ huyện Kim Thành (Hải Dương), Yên Thế (Bắc Giang)... Từ thực tế tại các chợ phong phú nhiều loại gia cầm, cuối tháng 12–2015, Chi Cục Thú y Hải Phòng lấy 72 mẫu gà, vịt, nước uống, nước thải, chất thải, phân gia cầm tại các chợ Đầm Triều (Kiến An), Quán Toan (Hồng Bàng), Lương Văn Can (Ngô Quyền), thị trấn Tiên Lãng gửi xét nghiệm. Kết quả cho thấy 33/72 mẫu dương tính với cúm type A 17/72 mẫu dương tính với vi rút cúm A/H5N6, đặc biệt, trong 10/24 mẫu môi trường dương tính với cúm gia cầm A/H5N6, chiếm tỷ lệ 41,6%.

Tại các điểm xảy ra dịch cúm gia cầm ở xã Đông Hưng và Tây Hưng (huyện Tiên Lãng) đầu năm 2015, khiến 28.000 con gà bị mắc bệnh phải tiêu hủy, đến nay, một số hộ chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi nhỏ, lẻ chưa thật sự quan tâm đến công tác khử trùng, tiêu độc. Qua khảo sát thực tế tại các xã này, phần lớn hộ nuôi vịt đẻ, gà ta bán công nghiệp, tận dụng vùng bãi ven sông, ban ngày thả gia cầm kiếm ăn ở các vùng bãi, buổi tối lùa vào các lán, trại tạm bợ, khó có điều kiện bảo đảm yêu cầu về vệ sinh phòng bệnh, khử trùng tiêu độc cho đàn gia cầm.

Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y Hải Phòng Nguyễn Văn Hùng cho rằng dịp cuối năm, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mưa phùn, nhiệt độ nóng, lạnh thất thường dễ phát sinh, lây lan dịch cúm gia cầm. Đặc biệt, qua kiểm tra thực tế tại các chợ trên địa bàn thành phố có đến 10/24 mẫu giám sát môi trường dương tính với cúm gia cầm A/H5N6, như vậy đủ thấy ý thức phòng chống dịch bệnh đối với các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ tại ngoại thành chưa được quan tâm đúng mức, nguy cơ vi rút gia cầm gây bệnh từ môi trường xâm nhập vào đàn gia cầm, phát sinh dịch, thiệt hại cho người chăn nuôi, dễ gây bệnh cho người dân thành phố.

Nâng cao ý thức phòng ngừa

Theo khuyến cáo của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (Fao), trong năm 2015, tại Trung Quốc có 94 ca tử vong/226 người mắc bệnh cúm A/H7N9, phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên người, gia cầm và môi trường trong đó có tỉnh Quảng Tây giáp biên giới Việt Nam, nguy cơ các chủng vi rút cúm gia cầm xâm nhiễm vào Việt Nam khá cao qua hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu không rõ nguồn gốc. Trước thực tế diễn biến dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp, UBND thành phố có công điện yêu cầu các địa phương, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật các cấp, phân công rõ trách nhiệm thành viên, thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát dịch, phòng tránh, ngăn chặn dịch; chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư, thiết bị ứng phó kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra; tuyên truyền người chăn nuôi nâng cao ý thức phòng dịch bệnh tại các vùng ổ dịch cũ...

Trưởng phòng dịch tễ Chi Cục Thú y Hải Phòng Trịnh Thị Tuyết cho biết, qua đợt kiểm tra và giám sát mới đây của các cán bộ chức năng cho thấy nguy cơ lây lan mầm bệnh cao nhất tập trung ở hoạt động buôn bán, giết mổ gia cầm tại các chợ. Vi rút từ môi trường kinh doanh, buôn bán giết mổ gia súc, gia cầm có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động chăn nuôi của nông dân địa phương khi các vi rút này phát tán, lây lan diện rộng. Thực tế kiểm tra cho thấy, nhiều hộ buôn bán gia cầm khẳng định nguồn hàng nhập về từ các tỉnh, tuy nhiên, kiểm tra đều không có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển gia súc, gia cầm. Vì vậy, dịp cuối năm, việc phòng chống dịch bệnh gia cầm cần quan tâm hơn, tăng cường giám sát kinh doanh, chế biến, giết mổ gia súc gia cầm tại các chợ, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong công tác phòng chống dịch bệnh...

Vào thời điểm này, mỗi cơ sở chăn nuôi trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ không thể thờ ơ, xem nhẹ công tác phòng chống dịch cúm. Đàn gia cầm cần được chăm sóc, bảo đảm chế độ dinh dưỡng, điều kiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc để không dễ mắc bệnh, lây lan thành dịch. Đặc biệt, khi lựa chọn mua giống gia cầm cần, người chăn nuôi quan tâm hơn đến nguồn gốc bảo đảm, chú ý tiêm phòng thường xuyên cho đàn gia cầm. Khi phát hiện đàn gia súc, gia cầm có biểu hiện bệnh cần báo ngay cho cán bộ thú y, chính quyền địa phương, theo dõi, kiểm soát chặt chẽ biểu hiện bệnh để xử lý kịp thời. Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y Hải Phòng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, cùng với sự quan tâm phòng chống dịch bệnh của các ngành chức năng, sự hợp tác của người dân, cơ sở chăn nuôi cần nâng cao nhận thức về tác hại của dịch bệnh, ý thức phòng dịch bệnh cao hơn sẽ hạn chế thấp nhất nguy cơ dịch cúm gia cầm phát sinh vào dịp cuối năm.

Hải An

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang