• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi - Gây khó trong điều trị bệnh ở người

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng,11/06/2016
Ngày cập nhật: 13/6/2016

Kháng sinh đang bị lạm dụng tràn lan trong chăn nuôi. Những tồn dư kháng sinh trong thịt, cá, tôm mà con người sử dụng lâu ngày tích tụ và đến khi con người bệnh thì khả năng đáp ứng thuốc điều trị thấp hoặc bị kháng hoàn toàn. Hơn nữa, kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).

Tràn lan sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Tại hội thảo “Vấn đề ATVSTP từ việc lạm dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp” do Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam vừa tổ chức, Giáo sư Đậu Ngọc Hào, Hội Thú y Việt Nam, cho biết trên thế giới không nước nào bán kháng sinh tự do như ở Việt Nam. Trong năm 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai dự án điều tra tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tại 5 tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Thái Bình và Nam Định. Kết quả triển khai cho thấy 100% cơ sở chăn nuôi có sử dụng kháng sinh trong phòng và điều trị bệnh cho heo; 68% cơ sở có sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh và kích thích tăng trưởng; 24,4% cơ sở tự trộn kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi để phòng bệnh và kích thích tăng trưởng, trong đó 1,23% số hộ trộn bằng kháng sinh dạng nguyên liệu.

Phần lớn nhà thuốc vô tư bán thuốc kháng sinh không cần toa bác sĩ

Không chỉ trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, tình hình này cũng tương tự đối với thủy sản, khi nhiều loại kháng sinh bị cấm hoặc hạn chế sử dụng được phát hiện lạm dụng tại công đoạn nuôi trồng thủy sản đối với cá nuôi (cá tra, cá rô phi, cá lóc), tôm nuôi (tôm sú, tôm thẻ chân trắng)… Trong đó, kháng sinh cấm Chloramphenicol (CAP) bị phát hiện lạm dụng trong cả nuôi trồng lẫn bảo quản khi lưu thông trên thị trường đối với thủy sản nuôi (tôm, cá), hải sản (cua, mực, bạch tuộc, ghẹ) và thủy sản khô các loại trên phạm vi cả nước.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Kim Vân, Hội Khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật (BVTV) Việt Nam, hầu hết thuốc BVTV sử dụng ở Việt Nam đều phải nhập khẩu. Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu trên 70.000 tấn thành phẩm/năm, với giá trị từ 210 - 774 triệu USD. Trên 90% thuốc BVTV được nhập khẩu từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, chưa kể một lượng lớn thuốc BVTV nhập lậu qua đường biên không kiểm soát được.

Các chuyên gia nông học nhìn nhận, nhiều chủ chăn nuôi chưa đợi heo, cá đào thải hết kháng sinh đã xuất bán, khiến tồn dư kháng sinh trong thực phẩm rất lớn. Từ đó, người dân ăn thực phẩm mỗi ngày cũng là “ăn” cả kháng sinh, lâu dần cũng dẫn đến đề kháng thuốc mà không hiểu tại sao! Theo các chuyên gia y tế, trong chăn nuôi, để hạn chế rủi ro với các nguy cơ dịch bệnh, người dân có thói quen dùng nhiều loại kháng sinh, thuốc kích thích, bao gồm cả các hoạt chất và thuốc thú y ngoài danh mục lưu hành nhằm kích thích tăng trưởng và điều trị cho vật nuôi.

Nguy hại cho sức khỏe

Tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang trở thành vấn đề quan ngại hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Trong đó, Việt Nam được xếp vào một trong những nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất. Không chỉ lao, sốt rét, viêm phổi mà các thuốc dự phòng HIV/AIDS, các loại thuốc kháng sinh thế hệ mới cũng đang bị kháng. Nguyên nhân không chỉ do thói quen sử dụng thuốc bừa bãi của người dân, của bác sĩ điều trị, mà ngay cả trong thực phẩm người dân ăn mỗi ngày cũng có nhiều kháng sinh tồn dư trong thịt, cá, tôm, cua….

Theo TS Nguyễn Quốc Bình, Trưởng khoa Dược - Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, người dân vẫn có thói quen mua thuốc kháng sinh không cần kê toa (trong khi quy định bắt buộc phải có toa bác sĩ) dẫn đến sử dụng không đúng. Kết quả khảo sát của Bộ Y tế về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp. Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn (88% ở thành thị và 91% ở nông thôn); người dân thường yêu cầu được bán kháng sinh mà không có đơn, chiếm 49% (thành thị) và 28,2% (nông thôn).

Theo các chuyên gia y tế, ngay cả trong điều trị, có những loại kháng sinh thế hệ mới vừa đưa vào sử dụng tại Việt Nam chưa được 10 năm nhưng cũng bị kháng. Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), nhiều loại vi khuẩn, trực khuẩn đã đề kháng với kháng sinh thế hệ thứ 3, thứ 4 lên tới 50% - 60%, như Klebsiella spp, Pseudomonas spp, Acinetobacter spp… Theo số liệu báo cáo của 15 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện đa khoa tỉnh ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TPHCM về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh, 30% - 70% vi khuẩn gram âm đã kháng với Cephalosporin thế hệ 3 và 4; 40% - 60% kháng với Aminoglycosid và Fluoroquinolon…

“Thực trạng kháng thuốc ngày càng trầm trọng này khiến hiệu quả điều trị thấp, kéo dài ngày nằm viện, tăng chi phí điều trị”, PGS- TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, lo lắng. Ông kiến nghị các cơ quan chức năng cần sớm có chế tài nghiêm khắc đối với các cơ sở chăn nuôi lạm dụng kháng sinh, xử lý các nhà thuốc bán kháng sinh mà không có đơn. Trong điều trị, PGS Khuê đề nghị các bệnh viện phải tuân thủ làm kháng sinh đồ, thường xuyên bình đơn thuốc để xử lý những bác sĩ sử dụng kháng sinh bừa bãi.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế, trong chăn nuôi công nghiệp có hiện tượng lạm dụng quá nhiều các loại kháng sinh tổng hợp, số hộ sử dụng thuốc kháng sinh có từ 3 - 6 hoạt chất chiếm 27% số trang trại nuôi lợn thịt, 24% trang trại nuôi lợn con và 10% trang trại nuôi gà, vịt. Tuy nhiên, đến nay việc sử dụng kháng sinh trong trồng trọt, chăn nuôi gần như bỏ ngỏ.

TƯỜNG LÂM

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang