• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghề phụ cho thu nhập chính

Nguồn tin: Báo Thái Bình, 10/06/2016
Ngày cập nhật: 12/6/2016

18 năm làm thợ mộc nhưng sau 2 năm làm thêm nghề tay trái là nuôi chim cút lấy trứng, anh Đào Đức Thưởng, đoàn viên thanh niên thôn Dũng Tiến, xã Quỳnh Xá (Quỳnh Phụ, Thái Bình) đã khẳng định nuôi chim cút cho thu nhập chính của gia đình.

Anh Thưởng chăm sóc đàn chim cút của gia đình.

Đón chúng tôi, anh Thưởng cười tươi: Không ngờ hết đục, khoét, chạm gỗ, giờ lo chăm chim cút cũng thấy hay, "tiền tươi thóc thật", ngày nào cũng có thu. Theo lời anh Thưởng, nghề nuôi chim đến với anh từ chỗ "gặp cái khó ló cái… hay". Anh có 18 năm làm nghề chạm khắc các sản phẩm gỗ mỹ nghệ, thu nhập trung bình hàng tháng từ 4 - 5 triệu đồng. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, đơn hàng chạm, khắc gỗ mỹ nghệ ít hơn, tiền công đã thấp mà dùng dằng mãi mới lấy được. Do vậy, cách đây hơn 2 năm, anh đi tìm hiểu thị trường và thăm dò nhiều mô hình chăn nuôi rồi quyết định đầu tư xây dựng gian chuồng 36m2 với hơn 50 lồng nuôi khoảng 2.000 con chim cút đẻ trứng. Anh Thưởng cho biết, do chim cút thường sống ở nơi cao ráo, thoáng mát nên khi làm chuồng nuôi phải thiết kế theo kiểu lồng quây lưới, chia làm nhiều tầng; chuồng nuôi gọn nhẹ, có hệ thống máng ăn và nước uống để tránh rơi vãi thức ăn; đáy lồng hơi dốc để khi chim cút đẻ trứng sẽ tự lăn ra khay dưới lồng. Với tay nghề mộc sẵn có và nghiên cứu, học hỏi, đúc rút được một số kinh nghiệm, anh tự mình đóng lồng nuôi chim bảo đảm không gian thông thoáng, không ẩm thấp, lúc nào cũng sạch để tránh dịch bệnh. Mỗi ngày, một con chim cút sẽ đẻ một quả trứng có trọng lượng bằng 10% trọng lượng cơ thể, do đó thức ăn cho chúng phải bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng cao. Theo anh Thưởng, thức ăn của chim cút có loại cám dành riêng không được pha trộn, nếu cho ăn cám khác là chim sẽ không đẻ, ngoài ra cần cho chim ăn đều và đúng giờ, nếu không sẽ ảnh hưởng tới chu kỳ đẻ trứng của chim. Đặc điểm của chim cút là chu kỳ sinh sản rất ngắn, từ khi sinh ra tới lúc đẻ trứng chỉ khoảng 50 ngày. Mỗi lứa chim cút cho khai thác trứng trong vòng 7 - 8 tháng, nếu chăm sóc tốt hơn chim sẽ đẻ trứng liên tục khoảng 9 - 10 tháng, trung bình mỗi tháng một con chim cút đẻ 27 quả trứng. Hết thời gian thu trứng, anh Thưởng bán chim thịt. Cũng theo anh Thưởng, yếu tố quan trọng nhất để nuôi chim cút thành công là nước. Chim cút không uống nhiều nước hàng ngày nhưng nguồn nước phải bảo đảm sạch và mát. Để phòng, chống dịch bệnh cho đàn chim cút, anh luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, từ việc chọn giống, cho chim ăn đến phun thuốc khử trùng, tiêm phòng dịch bệnh và vệ sinh chuồng trại… Hiện nay, mỗi ngày anh thu khoảng 2.000 quả trứng chim cút. Giá trứng chim cút trên thị trường hiện dao động từ 500 - 600 đồng/quả, sau khi trừ chi phí trung bình mỗi ngày anh thu về 200.000 đồng tiền lãi, nếu tính cả bán chim cút thịt thì mỗi năm anh thu lãi gần 80 triệu đồng. Trong thời gian tới, anh Thưởng tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình nuôi chim cút lớn hơn nữa và bắt đầu nuôi chim bồ câu. Anh mong muốn có những chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi của ngân hàng để đầu tư và mở rộng thêm nhiều chuồng trại nuôi chim, tăng thu nhập cho gia đình.

Nói về đoàn viên Đào Đức Thưởng, anh Phạm Đình Tuyền, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Quỳnh Xá (Quỳnh Phụ) nhận xét: Chịu thương, chịu khó, ham học hỏi, tìm cách làm giàu chính đáng, Thưởng đã có được kết quả bước đầu đáng khích lệ từ mô hình nuôi chim cút của mình. Anh cũng rất nhiệt tình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm khi có người đến học hỏi mô hình nuôi chim cút. Không chỉ tích cực trong phát triển kinh tế, anh còn nhiệt tình tham gia các hoạt động do Đoàn Thanh niên xã tổ chức.

Phương Chi

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang