• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Pác Nặm (Bắc Kạn): Nghề vỗ béo trâu, bò cho hiệu quả kinh tế cao

Nguồn tin: Báo Bắc Kạn, 03/06/2016
Ngày cập nhật: 5/6/2016

Là huyện vùng cao thuộc diện 30a, để giảm nghèo nhanh và bền vững, huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) đề ra nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong đó huyện coi chăn nuôi trâu, bò vỗ béo là một trong những hướng đi hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương.

Làm giàu từ chăn nuôi bò vỗ béo

Thời gian qua, tại Pác Nặm, rất nhiều hộ dân đặc biệt là các hộ đồng bào Mông ở vùng cao đã phát triển kinh tế theo hướng mua trâu, bò về nuôi nhốt vỗ béo, sau một thời gian bán ra thị trường tại các chợ bò. Theo cách làm này, ở xã Nghiên Loan có hộ đã thu hàng tỷ đồng.

Ông Nông Văn Vinh ở thôn Nà Vài, xã Nghiên Loan là người đã chăn nuôi trâu, bò vỗ béo và buôn bán ở địa phương trên 20 năm nay. Hiện gia đình ông đã xây dựng được nhà 3 tầng khang trang với nhiều tiện nghi giá trị, trong chuồng bò đang có gần 30 con bò nhỡ được ông mua về để nuôi nhốt. Ông Vinh cho biết có được cơ ngơi hôm nay cũng là nhờ chăn nuôi trâu, bò và buôn bán. Sản phẩm đầu ra của thị trường trâu, bò khắp các chợ từ chợ Công Bằng, Bộc Bố, Nghiên Loan rất ổn định trong nhiều năm trở lại đây. Hơn nữa tư thương chuyên buôn bán trâu, bò từ khắp các tỉnh phía Bắc đều đến đây mua vào các phiên chợ.

Gần 30 con bò mới mua về nuôi nhốt của gia đình ông Nông Văn Vinh, thôn Nà Vài, xã Nghiên Loan.

Theo ông Vinh thì người nuôi nhốt cũng phải bỏ công đi tìm ở các thôn bản trong huyện để mua trâu, bò của những gia đình có trâu, bò nhưng thiếu nhân lực, buộc phải bán để lấy tiền trang trải và tiếp tục duy trì đàn. Ngoài ra, người dân ở đây đến các chợ phiên tại các tỉnh bạn như Cao Bằng, Tuyên Quang để tìm mua về. Giá mua đầu vào khoảng 10 đến 15 triệu đồng/con. Sau khi nuôi từ khoảng 5 đến 7 tháng vỗ béo có thể bán được từ 20 đến 25 triệu đồng, có những lúc “xuất khẩu” được sang Trung Quốc, giá còn cao hơn. Trong một năm, nhà nào có kinh nghiệm và chịu khó có thể nuôi được 4 lứa vỗ béo, số lượng phụ thuộc vào thức ăn, cỏ của mỗi người nuôi. Do vậy, từ chăn nuôi trâu, bò vỗ béo và buôn bán trâu, bò ông có thể thu lãi vài trăm triệu đồng mỗi năm. Cũng như ông Vinh, ở địa phương đã có nhiều người xây nhà khang trang và làm giàu từ chăn nuôi nhốt trâu, bò vỗ béo, tiêu biểu như hộ gia đình ông Đinh Văn Tỷ ở thôn Pác Liển; ông Ma Văn Vương và Đặng Quầy Lẩy ở thôn Bản Đính…

Bên cạnh những hộ vốn lớn, việc nuôi gia súc vỗ béo quy mô nhỏ và vừa rất phổ biến ở Pác Nặm. Chị Dương Thị Nơi ở thôn Nà Chảo, xã Công Bằng cho biết: Gia đình đã chăn nuôi trâu gần 20 năm nay, khó khăn vất vả nhất là mùa đông, khi trời rét đậm rét hại. Thời điểm này cỏ ít nên trâu dễ bị chết đói, chết rét, bị các loại bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng, nếu không chủ động phòng tránh. Tuy nhiên, nếu bảo vệ tốt và chủ động dự trữ thức ăn thô và tinh cho trâu thì hoàn toàn có thể nuôi tốt. Đàn trâu nhà chị có 6 con trâu cái sinh sản, nếu sinh sản tốt thì mỗi năm một lứa, con nghé chỉ khoảng 1 năm rưỡi là có thể bán được khoảng 15 triệu đồng.

Cách chuồng trâu gia đình chị Nơi không xa là chuồng trâu của gia đình anh Dương Văn Đường với 06 con. Anh Đường cho biết: Trong thôn Nà Chảo này gần như nhà nào cũng chăn nuôi trâu, nhà ít thì 2 đến 3 con, nhà nhiều thì trên 10 con. Toàn thôn hiện cũng có trên 100 trâu bò. Nhờ chăn nuôi bò mà nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo. Mặc dù chính quyền địa phương giao đất cho các hộ gia đình tổ chức trồng rừng, bãi chăn thả bị thu hẹp so với trước, nhưng gia đình anh và các gia đình khác trong thôn nuôi trâu theo hình thức bán chăn thả và dự trữ thức ăn nên đàn trâu đều phát triển tốt.

Theo đồng chí Dương Văn Bình- Chủ tịch UBND xã Công Bằng thì trên địa bàn xã hiện có gần 2.000 con trâu, bò. Trong đó, đàn trâu có gần 1.300 con. Đây là số lượng trâu, bò mà địa phương đã duy trì trong nhiều năm trở lại đây. Lợi thế ở địa phương là có chợ trâu, bò nên việc buôn bán và vận chuyển khá thuận lợi. Chỉ có điều trong hai năm trở lại đây do có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn huyện nên giá cả trâu, bò không ổn định, điều này ảnh hưởng đến tâm lý chăn nuôi của một số hộ dân. Mặc dù đất bãi chăn thả ở địa phương có thu hẹp nhưng nhìn chung không ảnh hưởng nhiều đến việc chăn nuôi khi số diện tích trồng cỏ voi của Công Bằng đã phát triển gần 20ha...

Phát triển chăn nuôi theo nhu cầu thị trường

Lợi thế của Pác Nặm là có lực lượng lao động dồi dào, người dân nhiều nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi trâu, bò và có nhiều diện tích trồng cỏ voi làm nguồn thức ăn cho nghề chăn nuôi gia súc phát triển. Với chủ trương phát triển nghề này theo hướng hàng hóa, tổng đàn đàn gia súc của huyện ngày càng tăng, nếu như năm 2011 là 14.639 con, đến hết năm 2015 tổng đàn đã có 16.744 con.

Một góc chợ trâu, bò xã Nghiên Loan.

Theo đồng chí Trần Văn Hùng - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy thì để đạt được theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ III, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đặt ra, là có tổng đàn đại gia súc 19 nghìn con và chăn nuôi trâu, bò theo hướng hàng hóa là hoàn toàn có thể thực hiện được. Thế nhưng để con trâu, bò sau khi chăn nuôi bán ra thị trường với chất lượng tốt, trở thành hàng hóa đặc trưng của địa phương thì Pác Nặm cũng cần có sự hỗ trợ về khoa học kỹ thuật của trung ương và của tỉnh để cung cấp tư liệu và kỹ thuật chăn nuôi, đặc biệt là việc lựa chọn con giống, duy trì đàn, chăn nuôi nhốt hoặc bán chăn thả đảm bảo vệ sinh môi trường. Hiện nay vấn đề đầu ra cho sản phẩm trâu, bò là không đáng ngại, bởi tư thương khắp từ Hà Nội rồi các tỉnh lân cận đều đã biết đến thị trường trâu, bò ở huyện Pác Nặm.

Nhiều năm nay Nghiên Loan là xã có tổng số đàn trâu, bò lớn nhất huyện Pác Nặm, duy trì với hơn 2.400 con, trong đó có khoảng 30% số hộ nuôi vỗ béo, 20% số hộ thường xuyên đi buôn bán trâu, bò ở các chợ và đưa về các tỉnh dưới xuôi bán. Nhiều hộ gia đình đã chủ động sử dụng những diện tích đất ven suối, soi bãi hoăc đất vườn đồi để trồng cỏ voi, và các loại cỏ khác để phục vụ chăn nuôi nhốt. Theo ước tính, trên toàn huyện số hộ chăn nuôi trâu bò chiếm khoảng 70%. Đồng chí Đặng Văn Nhất- Chủ tịch UBND xã Nghiên Loan cho hay: Xã có chợ trâu, bò là điểm chung chuyển lớn nhất của huyện nên khá thuận lợi trong việc chăn nuôi nhốt và bán chăn thả đại gia súc. Giá trị giao dịch trâu, bò mỗi phiên chợ ước tính lên đến cả tỷ đồng. Địa phương có nhiều nhà xây cũng một phần là nhờ chăn nuôi, trong đó chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò.Địa phương luôn tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nhân dân để phát nghề chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa. Tuy nhiên để thành công, đáp ứng được yêu cầu của thị trường thì nhân dân trong xã rất cần được hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, cách chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại, quản lý con giống, phương pháp dự trữ thức ăn và chống rét cho gia súc trong mùa đông...

Trăn trở nhất hiện nay của huyện Pác Nặm là công tác phòng, chống dịch bệnh có lúc, có nơi làm chưa tốt. Do vậy mỗi khi trâu, bò mắc bệnh làm ảnh hưởng lớn đến việc cấp giấp kiểm dịch và vận chuyển, buôn bán đại gia súc. Hơn nữa, do một số hộ chăn nuôi vẫn duy trì một con đực giống để phối cho cả đàn theo kiểu cận huyết thống nên trâu, bò sinh sản ra thường không to, béo và khỏe như các con trâu, bò ở các địa phương khác. Vấn đề vệ sinh chuồng trại cũng chưa thực sự được người dân quan tâm. Nhiều chuồng trại không được quét dọn nên rất mất vệ sinh; có nơi chuồng làm qúa sơ sài, thậm chí mái không che chắn hết nắng, mưa nên ảnh hưởng tới sinh trưởng của trâu, bò... Giải quyết được những hạn chế nói trên, sẽ giúp nghề nuôi trâu, bò vỗ béo ở Pác Nặm đạt hiệu quả bền vững.

Theo thống kê về chuẩn nghèo theo cách tiếp cận đa chiều, áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 thì huyện Pác Nặm có tỷ lệ hộ nghèo lên tới hơn 50%. Với đặc thù là huyện có diện tích đất tự nhiên chủ yếu là đồi núi dốc, phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn thì việc phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa là cách giảm nghèo hữu hiệu. Thiết nghĩ các cấp, ngành cần tăng cường khuyến khích và tạo điều kiện hơn nữa để hộ nghèo và cận nghèo của huyện có cơ hội phát triển kinh tế theo hướng này.

Văn Lạ

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang