• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thương lái Trung Quốc thu mua heo thịt: Không nên chạy theo giá cả nhất thời

Nguồn tin: Báo Bình Dương, 07/05/2016
Ngày cập nhật: 10/5/2016

Trước tình trạng các thương lái Trung Quốc thời gian gần đây ồ ạt thu mua heo thịt tại nhiều địa phương trong cả nước đã đẩy giá heo hơi tăng cao, các chuyên gia ngành nông nghiệp khuyến cáo, các gia đình, trang trại chăn nuôi cần thận trọng, không chạy theo lợi nhuận nhất thời để bảo đảm nghề chăn nuôi trong nước phát triển ổn định, bền vững.

Trước việc các thương lái Trung Quốc ồ ạt mua heo thịt tại nhiều địa phương trong nước, các chuyên gia khuyến cáo người chăn nuôi cần cẩn trọng, không chạy theo lợi nhuận nhất thời. Trong ảnh: Trang trại chăn nuôi heo của ông Phạm Mạnh Cường, xã Tân Định, huyện Bắc Tân Uyên. Ảnh: Q.NHIÊN

Mở rộng thị trường thu mua

Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, những ngày qua mỗi ngày có ít nhất 500 tấn heo hơi được đưa qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Nguồn heo thịt được thương lái Trung Quốc thu mua mở rộng ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Chính vì vậy, nhiều hộ, trang trại chăn nuôi heo ở Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng đàn ồ ạt.

Tại Bình Dương, theo ghi nhận, giá thu mua heo thịt ngày 5-5 tại một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở khu vực TX.Bến Cát ở mức 55.000 đồng/kg. Một con heo bán cho thương lái Trung Quốc trung bình 120kg, người chăn nuôi lãi khoảng 1,5 triệu đồng. Đây là mức mà các chuyên gia nông nghiệp gọi là siêu lợi nhuận.

Lãnh đạo Chi cục Thú y tỉnh cho biết, rất có thể các thương lái Trung Quốc nhập heo thịt về ồ ạt một phần làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm đóng hộp, một phần xuất khẩu sang thị trường Nga. Tuy nhiên, Chi cục Thú y khuyến cáo người dân không nên đổ xô nuôi heo trong thời điểm hiện nay, bởi có rất nhiều chiêu trò thương lái Trung Quốc gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp Việt Nam bằng hình thức nâng giá mua cao rồi đột ngột ngừng thu mua, phá vỡ cơ cấu cây trồng vật nuôi của thị trường nội địa.

Những bài học nhãn tiền

Những loại nông sản như lá khoai lang, bông thanh long non, cau non, lá mãng cầu xiêm... tưởng không có giá trị lại được thương lái Trung Quốc thu mua với giá cao khiến người dân không khỏi bất ngờ. Tuy nhiên, nếu người trồng nông sản bình tâm suy nghĩ, đừng chạy theo lợi nhuận trước mắt thì sẽ thấy nguy cơ thiệt hại về lâu dài chính là bản thân mình.

Gia đình ông Trần Văn Phúc, ở xã An Bình, huyện Phú Giáo chưa quên được bài học về lá điều khô vào năm 2012. Với mức thu mua 700 đồng/kg lá, gia đình ông không ngần ngại vặt lá điều tươi phơi khô bán cho các thương lái Trung Quốc. Sau đó, hơn 1 ha điều của gia đình ông nhanh chóng bị suy tàn vì không còn khả năng đậu quả. Kết quả, ông Phúc đã phải chặt bỏ điều để chuyển sang trồng cây khác.

Ông Trần Phú Cường, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết, tâm lý thấy có lời cao là nhiều nông dân đổ xô đi nuôi heo. Chưa bàn tới mục đích họ mua heo đề làm gì, việc giá cả lệ thuộc quá nhiều vào thương lái nước ngoài rất nguy hiểm cho thị trường thịt heo tại địa phương khi các thương lái này ngừng thu mua. Và nguy cơ nữa chính là phá vỡ quy hoạch chăn nuôi đang được tỉnh nhà định hướng lâu dài.

Ảnh hưởng lớn nhất ở thời điểm hiện tại chính là người tiêu dùng đang phải mua giá thịt heo tăng cao, khi nguồn thịt heo đang tập trung bán cho thương lái Trung Quốc tạo ra cơn sốt giá cục bộ. Tại các chợ trên địa bàn tỉnh, giá thịt heo hiện cũng cao hơn mức bình thường từ 10.000 - 20.000 đồng/kg

Ông Cường chia sẻ, đối với các hộ gia đình, trang trại chăn nuôi heo tại Bình Dương đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các nhà phân phối càng không nên chạy theo lợi nhuận nhất thời mà phá vỡ hợp đồng. Thị trường nội địa chính là nơi “ăn chắc mặc bền”, vừa bảo đảm đầu ra ổn định vừa góp sức cho cơ quan Nhà nước bình ổn giá thị trường trước sự thao túng của các thương lái nước ngoài.

XUÂN VĨ

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang