• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Heo thịt đạt chuẩn VietGAP… gặp khó

Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 04/05/2016
Ngày cập nhật: 5/5/2016

Anh Bé Chính băn khoăn có nên nhân rộng mô hình VietGAP do chưa có đầu ra ổn định.

Cuối năm 2015, huyện Mỏ Cày Nam - một trong những địa bàn nuôi heo trọng điểm của tỉnh Bến Tre - được Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ xây dựng thành công mô hình nuôi heo theo quy trình đạt tiêu chuẩn VietGAP. Trước đó, Sở Công Thương đã tổ chức cho địa phương, nông dân và doanh nghiệp (DN) gặp nhau để bàn chuyện ký kết tiêu thụ. Song, đến nay, câu chuyện về đầu ra của heo sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP vẫn còn là dấu chấm hỏi.

Tổ hợp tác được chứng nhận VietGAP gồm 18 hộ tham gia, trên địa bàn 2 xã Cẩm Sơn và Thành Thới B. Sản xuất theo quy trình VietGAP có nhiều lợi ích hơn so với phương pháp nuôi bình thường, nhưng còn nhiều thách thức.

Đầu ra còn bỏ ngỏ

Có thể nói, tổ hợp tác sản xuất heo tiêu chuẩn VietGAP này mới chỉ thành công ở bước đầu. Người sản xuất heo VietGAP vẫn mong mỏi sản phẩm sạch do mình chăm chút sẽ được thị trường đón nhận; muốn đầu ra được phân biệt với heo nuôi bình thường thông qua thái độ và hành động thu mua của doanh nghiệp cũng như về giá thành; góp phần định vị “tiếng tăm” cho sản phẩm của địa phương trong lòng người tiêu dùng gần xa.

Tuy nhiên, vấn đề băn khoăn là sau một thời gian có sự nỗ lực của “4 nhà” thì đầu ra của heo VietGAP vẫn không có gì khác biệt so với heo bình thường về phương thức tiêu thụ và giá bán. Có từ 3 - 5 tấn heo hơi mỗi ngày của tổ hợp tác sản xuất heo VietGAP được bán cho thương lái để tỏa đi khắp nơi như trước đây. Họ vẫn mua với giá ngang bằng giá heo thường và cũng chẳng quan tâm gì đến việc heo có chứng nhận VietGAP hay không.

Tiêu chuẩn VietGAP lần đầu tiên được xây dựng trên vật nuôi là con heo và khởi đầu tại 2 xã của huyện Mỏ Cày Nam. Đây là điều phấn khởi của người chăn nuôi địa phương. Nhưng thực trạng trên đã và đang đặt ra thách thức lớn cho việc duy trì và nhân rộng mô hình sản xuất heo sạch đạt chuẩn VietGAP.

Kết nối tiêu thụ sản phẩm rất khó

Anh Nguyễn Văn Bé Chính ở xã Cẩm Sơn cho biết có nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ heo VietGAP từ khi được chứng nhận đến nay. Theo đó, nhiều DN đến đặt vấn đề thu mua, trong đó có Công ty TNHH MTV Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan). Đại diện giữa tổ hợp tác và Vissan đã ký một hợp đồng ghi nhớ từ năm 2015 nhưng sau đó không đi đến ký hợp đồng tiêu thụ chính thức nên heo VietGAP của tổ vẫn chưa thể đến được DN này. Trong khi mới đây, ngày 15-4-2016, cả Vissan và một số DN khác đã mở trên 100 cửa hàng tiêu thụ heo VietGAP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc kết nối tiêu thụ không thành công. DN không mua sản phẩm trực tiếp tại điểm chăn nuôi mà chỉ mua tại công ty. Tổ hợp tác không làm được việc tổ chức vận chuyển heo nuôi đến tận DN. Trong bản hợp đồng tiêu thụ mà DN đưa ra chủ yếu chỉ đề cập đến nghĩa vụ ràng buộc đối với bên cung cấp mà ít đề cập đến nghĩa vụ bên thu mua. Người nuôi phải tuân thủ quá nhiều điều kiện của DN trong khi DN có quá ít nghĩa vụ và không thỏa đáng đối với người nuôi.

Tổ hợp tác cũng đã thử nghiệm tổ chức mời thương lái làm cầu nối trung gian, vận chuyển heo VietGAP đến cung cấp cho Vissan. Người nuôi trong tổ không có kinh nghiệm, kỹ thuật vận chuyển heo sống trên đường xa. Tuy nhiên, các thương lái đều lắc đầu vì cách kiểm tra hàng gắt gao, từ trọng lượng, tỷ lệ nạc, mỡ đến việc định giá. Kết quả, số lượng heo thịt đạt tiêu chuẩn của DN không nhiều trong tổng số heo thịt được vận chuyển đến, số còn lại thương lái phải bán giá rẻ hoặc bán bên ngoài. Đó là chưa kể đến quá nhiều chi phí khác khi lưu thông trên đường.

Một số DN khác cùng đặt vấn đề thu mua nhưng chỉ yêu cầu 70% số lượng heo đạt tiêu chuẩn VietGAP, còn lại 30% là heo thịt bên ngoài. Một thương lái khác cũng cho biết sẽ thu mua heo VietGAP với giá cao hơn bình thường từ 100 - 200 ngàn đồng/tạ để vận chuyển đến cho Vissan nhưng tổ hợp tác phải xác nhận thêm cho họ 50% heo bên ngoài là heo VietGAP… “Huyện cũng không dám tổ chức vận chuyển được do không có kinh nghiệm. Còn xác nhận heo bên ngoài thành heo VietGAP là không thể vì như thế sẽ gây mất uy tín cho thương hiệu heo Mỏ Cày Nam trên thị trường. Cho nên, việc kết nối tiêu thụ sản phẩm với DN hiện nay là rất khó”, ông Nguyễn Thanh Hùng - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết.

Ông Phan Văn Hợp - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỏ Cày Nam: “Tết vừa qua, DN có tìm đến tổ hợp tác để mua heo với số lượng nhất định chứ không tha thiết gắn kết lâu dài. Trước yêu cầu của DN, heo VietGAP vẫn còn một số vấn đề như chất lượng không đồng đều. Muốn đồng đều về chất lượng thì từ khâu chọn con giống, thức ăn, quy trình kỹ thuật nuôi, thuốc thú y… cũng phải đồng nhất. Trong khi trước nay, người chăn nuôi tự do về nguyên liệu đầu vào. Yêu cầu đặt ra là thành lập hợp tác xã, đóng vai trò vừa thu gom, vừa bán. Huyện cũng đã làm việc với các thương lái trên địa bàn để thực hiện khâu trung chuyển nhưng nhận được câu trả lời không thuận lợi chút nào.

Huyện muốn hợp tác tiêu thụ nhưng cần có thời gian để kêu gọi DN đầu tư hỗ trợ bà con để tạo ra sản phẩm đồng nhất, đảm bảo chất lượng tốt nhất; xúc tiến xây dựng thương hiệu cho heo địa phương”.

Ông Cao Thiên Thọ - Trưởng Phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương): “Cần có đầu mối đủ pháp nhân để tổ chức giao dịch. Tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức được việc này và đã kết nối tiêu thụ với Vissan. Vai trò của địa phương phải xâu vào một cách quyết liệt. Huyện cần có chính sách ưu đãi để thu hút DN đầu tư”.

Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, người nuôi được tư vấn, hướng dẫn chú trọng công tác chọn con giống, quản lý dịch bệnh, hạn chế khả năng lây truyền dịch bệnh từ bên ngoài qua các loài côn trùng, chuột, gà, chó, chim chóc… Để quản lý có hiệu quả, trang trại được xây dựng hàng rào bao bọc đạt quy cách, tiêm phòng nghiêm ngặt, thuốc thú y đúng nguồn, hạn chế dùng kháng sinh, việc ra vào trại cần có sự cho phép của người quản lý. Đặc biệt, công tác xử lý chất thải, bảo vệ môi trường phải được quan tâm trước nhất.

C.Trúc

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang