• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bến Tre: Mặn nước béo... “cò bò”

Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 06/04/2016
Ngày cập nhật: 7/4/2016

Nhiều hộ dân trữ rơm dồi dào nhưng vẫn không đảm bảo nguồn thức ăn đủ chất lượng cho đàn bò.

Trong khoảng thời gian xảy ra thiên tai hạn mặn, nguồn thức ăn, nước uống cạn kiệt dần, ở một số nơi, bò đã bị nhiễm bệnh tiêu chảy - bò gầy ốm sau từng ngày trôi qua. Nhân cơ hội đó, những thương lái cấp 2 hay “cò bò” đã ráo riết tìm mọi lý do để kéo giảm giá xuống. Trong khi đó, người nông dân trong cảnh “tiến thoái lưỡng nan” để quyết định số phận vật nuôi quan trọng của gia đình mình.

Ông Trần Hữu Dương ở xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre cho biết, so với đầu năm, giá bò hiện đã giảm xuống còn một nửa. “Vụ Đông Xuân vừa rồi mất trắng cả lúa, cả rơm, nông dân không muốn bán bò đâu. Nhưng nếu không bán thì không có tiền trang trải cuộc sống và để mua lúa giống với giá khoảng 14 ngàn đồng/kg để sản xuất vụ Hè Thu tới. Thương lái tinh ranh lắm, họ đã biết cái ngặt của mình ở đây mà”, ông Dương than thở.

“Giờ gia đình tôi lâm cảnh khó khăn vì không có nguồn thu nào khác, tiền thuê ruộng chưa trả được. Tôi đã phải bán dần đàn nghé để có tiền trả nợ, biết thương lái ép giá nhưng vẫn phải cắn răng bán rẻ. Trung bình mỗi con bò mất gần 10 triệu đồng so với giá thời điểm này năm ngoái”, ông Lê Văn Tạc, cùng ngụ xã An Hiệp, cho biết.

Tuy nhiên, theo ông Trần Quốc Khánh - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri, giá bò hiện vẫn không giảm nhiều, chỉ giảm khoảng 5 triệu đồng/con. Đồng thời, nhiều người dân vẫn giữ bò lại để nuôi nên đàn bò khoảng 86 ngàn con của huyện không bị ảnh hưởng nhiều. Ông Khánh cho biết, khó khăn nhất của người nuôi bò trên địa bàn huyện là nguồn nước uống. Huyện cũng đã hướng dẫn người dân trữ nước ngọt, hòa nước với độ mặn thích hợp để cho bò uống.

Tại huyện Thạnh Phú, trước tình cảnh cỏ ở các bờ ao tôm đã cháy sạch, giá rơm, giá nước ngọt “leo thang” nên nhiều nông dân quyết định bán rẻ vì không đành tâm nhìn đàn bò của mình gầy yếu dần. “Rơm đắt kỷ lục 35 ngàn đồng/cuộn, trong khi cỏ cháy hết rồi. Hơn nữa, nước khoan tại nhà phèn vàng cháy nên cũng không yên tâm làm thức uống cho bò. Từ Tết đến nay, 6 con bò của tui ăn hết 4 triệu đồng tiền rơm, 2 tháng nữa mưa thì phải mất từ 4 - 5 tháng mới có cỏ trở lại… Tôi chỉ là số ít người có ý định cầm cự, chứ nhiều người bán rồi”, nông dân Trần Văn Rướt ở xã An Thuận, cho biết.

Ông Trương Thanh Hải - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạnh Phú cho rằng, với điều kiện chăn nuôi hiện nay, người nông dân chắc chắn không có lãi. Một vấn đề nghiêm trọng hơn là nguồn nước ngọt trên địa bàn huyện rất khó cân đối trong thời điểm hiện nay. Nếu nông dân tính toán có thể huề được thì nên giảm đàn để tránh nguy cơ thiệt hại lớn cho kinh tế gia đình.

Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện nay, giá bò thịt giảm từ 18 triệu đồng/tạ (trước thiên tai) xuống còn 13 - 14 triệu đồng/tạ; giá bê (sinh được sau 3 tháng) giảm từ 15 triệu đồng/con xuống còn khoảng 9 - 10 triệu đồng/con; bò nái giống Lai sind mất giá khoảng 15 triệu đồng/con, hiện chỉ dao động ở mức khoảng 30 triệu đồng/con. Giải thích vì sao giá bò lại giảm mạnh so với đầu năm, T. - một thương lái cấp 2 ở Thạnh Phú phân tích: “Thời điểm này, do bò phải uống nước nhiễm mặn nên thường bị bệnh tiêu hóa dẫn đến bị nhẹ ký hơn so với trước đây và không loại trừ khả năng bò sẽ chết nếu hạn mặn còn kéo dài. Vì vậy, giá cả thấp là đương nhiên”. Thương lái này cho biết thêm, hiện có một số người có tiền đã nhờ anh tập trung bò giống và bê với giá thấp với hy vọng giá bò sau thiên tai sẽ “sốt” trở lại. Khi hỏi về giá qua cò, anh T. cười hì hì và chỉ nói: “Kiếm ăn được”.

Tổng đàn bò của 3 huyện biển chiếm hơn 160 ngàn con trong tổng đàn khoảng 200 ngàn con của tỉnh. Theo báo cáo chưa đầy đủ của Chi cục Chăn nuôi và thú y (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đã có gần 4 ngàn con gia súc, gia cầm các loại bị mắc các bệnh liên quan đường hô hấp, tiêu hóa… Tuy nhiên, cơ quan này vẫn thận trọng, chưa đưa ra được nguyên nhân cụ thể.

Việt Phương

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang