• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Điền (Thừa Thiên Huế): Hạ tầng thiếu, trang trại bị ép giá

Nguồn tin: Báo Thừa Thiên Huế, 04/04/2016
Ngày cập nhật: 5/4/2016

Khoảng cách từ đường chính vào trang trại chưa đầy 1km nhưng người chăn nuôi tại 3 xã Quảng Thái, Quảng Vinh, Quảng Lợi (Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) phải chấp nhận bị ép giá từ 5% đến 10% giá trị chăn nuôi chỉ vì đường quá xấu.

Kinh tế trang trại các xã Quảng Vinh, Quảng Lợi, Quảng Thái mang lại cho các chủ trang trại nguồn thu nhập không nhỏ. Tuy nhiên cùng với quá trình phát triển, quy mô đầu tư ngày càng lớn, hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiếu và yếu trở thành “chướng ngại vật” trong quá trình phát triển của vùng trang trại.

Đường...“yếu”

Theo từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Quảng Điền, đến nay, toàn khu vực trang trại mới chỉ bê tông hóa 14km đường chính, còn lại 3km đường chính và nhiều tuyến đường phụ vẫn chưa được bê tông hóa. Trong đó, xã Quảng Vinh còn lại 1km và Quảng Thái 2km đường giao thông chính vẫn chưa được bê tông hóa.

Đến dự buổi gặp mặt giữa lãnh đạo huyện Quảng Điền với các chủ trang trại vừa qua, chúng tôi gặp không ít khó khăn khi di chuyển trên đoạn đường dẫn vào nhà sinh hoạt cộng đồng khu vực trang trại. Tuy chỉ cách trục đường chính chừng 150m, nhưng tuyến đường này như “đường đua” dành cho các tay đua mạo hiểm. Đường đất đỏ sình lầy, trơn trợt, mặt đường toàn những ổ voi, ổ khủng long.

Anh Huỳnh Văn Phúc, mới làm trang trại được hơn 2 năm nhưng quy mô trang trại được đầu tư khá bài bản. Ngoài chăn nuôi hơn 3.000 con gà, gần 20 con lợn nái anh còn thử nghiệm thêm nhiều mô hình mới như trồng gừng trong bao, sắn dây, nuôi bò…. Theo anh Phúc, hiệu quả kinh tế từ phát triển trang trại của gia đình khá cao với doanh thu gần 1 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là đường vào trang trại. Mùa nắng, các xe có trọng tải lớn còn vào được tận trang trại để giao và nhận hàng nhưng khi có mưa mọi hoạt động giao thương dường như “đóng băng”.

Các loại xe chở thức ăn chăn nuôi hay vật nuôi đều phải đỗ và tập kết hàng phía ngoài đường chính, sau đó sẽ được trung chuyển vào trang trại bằng xe máy. Theo tính toán của các chủ trang trại, mỗi bao thức ăn khi được chuyển vào tận trang trại được chủ hàng tính thêm khoảng phí từ 5.000 đến 10.000 đồng/bao, riêng sản phẩm chăn nuôi cũng giảm từ 5 đến 10% so với giá tại thời điểm mua, vì phải gánh thêm phí trung chuyển.

Anh Phúc nhẩm tính, mỗi năm gia đình thất thu không dưới 10 triệu đồng vì đường sá không thuận lợi.

Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Vinh Hồ Tịnh Ân trải lòng: Nếu không có vốn hỗ trợ làm đường bê tông, thì chúng tôi mong huyện, tỉnh hỗ trợ kinh phí bóc đi lớp đất đỏ trên bề mặt, rồi rải đá dăm tạo thuận tiện trong lưu thông hàng hóa là được. Làm kinh tế trên vùng rú cát đã khó, bấp bênh rồi mà còn chịu thêm 5% đến 10% “phí đường” thế này làm sao khá nổi.

Và điện thiếu

Ngoài hạ tầng giao thông, hệ thống điện tại khu vực trang trại cũng chỉ đủ đáp ứng 1 phần quá trình phát triển sản xuất của người dân. Ông Nguyễn Thuận, chủ trang trại ở xã Quảng Vinh có thu nhập hàng năm xấp xỉ 4 tỷ đồng. Gia đình đang muốn đầu tư thêm dịch vụ xay xát, sản xuất thức ăn chăn nuôi, xây dựng mô hình nuôi rắn mối thương phẩm, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thể hiện thực hóa vì nguồn điện không đủ đáp ứng. “Hiện gia đình vẫn đang sử dụng điện một pha, kiến nghị mãi mà điện lực chưa kéo đường dây 3 pha về tới trang trại”. Để minh chứng cho sự thiếu, yếu của hệ thống điện, ông Thuận tiếp lời: Gia đình chỉ sử dụng mô tơ nước mà cứ đến giờ cao điểm thiết bị lại “đình công”. Không có điện 3 pha đồng nghĩa khả năng mở rộng sản xuất cũng bị hạn chế.

Ông Hà Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền chia sẻ: Chúng tôi đang đề xuất đưa các tuyến đường chưa được bê tông hóa tại khu vực trang trại vào các dự án của chương trình nông thôn mới nhưng chưa được chấp thuận. Đồng thời cũng có văn bản đề nghị Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế quan tâm bố trí kinh phí để sớm đầu tư thêm các trạm biến áp, nâng cấp hệ thống các tuyến đường dây hạ thế vùng trang trại để đảm bảo điện áp và an toàn lưới điện phục vụ phát triển sản xuất ở vùng cát nội đồng trong thời gian tới.

Hoàng Loan

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang