• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bạc Liêu: Chăn nuôi động vật hoang dã: Ngành chức năng cần hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho người dân

Nguồn tin: Báo Bạc Liêu, 01/04/2016
Ngày cập nhật: 4/4/2016

Người dân khóm 2 (phường 1, TX. Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) chăm sóc đàn trăn nuôi. Ảnh: C.L

Những năm gần đây, nhiều hộ dân đầu tư chăn nuôi nhiều loại động vật hoang dã có giá trị kinh tế cao. Từ đó, góp phần tăng thu nhập cho gia đình và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, phần lớn họ chỉ nuôi theo kinh nghiệm nên rất cần sự hướng dẫn của ngành chức năng trong kỹ thuật chăn nuôi.

Nuôi theo… kinh nghiệm

Hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi trăn thương phẩm, thế nhưng anh Nhan Hồng Míl (phường 1, TX. Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) chưa được dự lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi nào. Anh hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm của mình để chăm sóc đàn trăn nuôi. Mỗi khi thấy trăn có biểu hiện lạ thì anh tự kê toa mua thuốc về điều trị. Với cách làm thiếu tính khoa học này nên không ít lần trăn nuôi của anh bị chết.

Hiện nay, gia đình anh nuôi hơn 20 cá thể trăn, trong đó có 4 con trăn giống để nhân đàn và anh bán trăn con theo kiểu “lấy ngắn nuôi dài”. Mỗi năm anh bán 4 lứa trăn con, với giá bán trung bình từ 200.000 - 240.000 đồng/con (tùy trọng lượng), anh lãi hơn 10 triệu đồng/lứa.

Nuôi trăn thương phẩm cho lợi nhuận tương đối cao nhưng luôn tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ nếu không may trăn bệnh chết. Anh Míl chia sẻ: “Những người mới nuôi trăn còn thiếu kinh nghiệm rất lúng túng trong việc phòng và điều trị bệnh cho trăn. Theo tôi, để trăn nuôi không bị nhiễm bệnh, người nuôi phải biết rõ nguồn gốc con giống, chọn nguồn thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của trăn. Nếu ngành chức năng mở các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trăn nói riêng, động vật hoang dã nói chung, thì người nuôi sẽ phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi hiệu quả hơn”.

Còn ông Trần Văn Thường (xã Phong Thạnh Tây B, huyện Phước Long) - một trong những hộ thực hiện khá thành công mô hình nuôi cua đinh thương phẩm. Sau gần 2 năm nuôi thử nghiệm 33 con cua đinh, ông Thường lãi gần 50 triệu đồng.

Thấy nuôi cua đinh hiệu quả, ông Thường đầu tư mở rộng chuồng trại thực hiện mô hình này. Tuy nhiên, theo ông Thường, đầu ra cho sản phẩm phụ thuộc vào giá cả thị trường, không có nơi bao tiêu. Đồng thời ông cũng không được tập huấn hay hỗ trợ kỹ thuật của ngành chức năng trong suốt quá trình nuôi. Ông Trần Văn Thường bày tỏ: “Mỗi khi thấy cua đinh có biểu hiện bệnh là tôi trị bệnh cua theo kinh nghiệm, hoặc chạy ra tiệm thuốc thú y để hỏi cách điều trị”.

Cần hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho người dân

Toàn tỉnh có gần 2.000 cơ sở đăng ký chăn nuôi các loại động vật hoang dã với hơn 226.600 con. Trong đó, đối tượng được nuôi phổ biến nhất là cá sấu nước ngọt, trăn, rắn và cua đinh... Tuy nhiên, phong trào nuôi động vật hoang dã trong dân hiện nay còn mang tính tự phát, nuôi theo kinh nghiệm dân gian nên không ít hộ nuôi bị thua lỗ khi vật nuôi bị bệnh chết hàng loạt. Cùng với đó là đầu ra bấp bênh, người nuôi không chủ động được giá bán. Từ đó, không ít hộ nuôi phải bán tháo động vật chăn nuôi với giá rẻ để thu hồi vốn…

Trước những khó khăn trên, nhiều hộ nuôi động vật hoang dã rất cần sự vào cuộc của các ngành chức năng trong việc định hướng thị trường, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi và tìm kiếm đầu ra sản phẩm. Để hỗ trợ người chăn nuôi động vật hoang dã, ông Nguyễn Văn Phúc, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cho biết: “Sắp tới, đơn vị sẽ tổ chức tập huấn cho bà con về kỹ thuật chăn nuôi, phổ biến các quy định về lĩnh vực chăn nuôi động vật hoang dã. Đồng thời, tham mưu với UBND tỉnh đề ra giải pháp tìm kiếm đầu ra sản phẩm”.

Trong nuôi tôm và canh tác nông nghiệp, khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh thì nông dân có thể được hỗ trợ một phần kinh phí để khôi phục sản xuất. Từ đó thiết nghĩ, đối với những hộ chăn nuôi động vật hoang dã, khi có động vật chết do dịch bệnh thì Nhà nước cũng cần có cơ chế hỗ trợ hợp lý để hộ dân yên tâm nuôi trồng, sản xuất.

Chí Linh

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang