• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Đàn bò ngao ngán với đồng chăn thả

Nguồn tin: Báo An Giang, 31/03/2016
Ngày cập nhật: 1/4/2016

Cuối tháng 3, đất ruộng trên nhiều xã, thị trấn vùng Bảy Núi (An Giang)… gần như trơ lên màu cát trắng, nắng gay gắt làm cỏ cây ven bờ khô héo và gốc rạ cũng khó đâm nổi chồi non. Bây giờ, đồng chăn thả dành cho đàn bò trở nên thênh thang, còn thức ăn xanh lại rất khan hiếm giữa mùa khô.

Vùng cao bị thêm nắng hạn

Đi dọc Hương lộ 11 (đoạn giáp ranh Vĩnh Trung – An Cư), ven núi Phú Cường (An Cư – An Nông, Tịnh Biên), núi Cấm (xã An Hảo, Tịnh Biên), Sóc Tức (xã Lê Trì, Tri Tôn)… thấy đàn bò đi tìm thức ăn trên đồng khô, người ta nhận ra ngay sự khắc khổ vùng cao, với nắng 350C – 360C và có lúc lên tới 370C. “Đất ruộng trên mà, thu hoạch lúa xong, nắng hạn ập tới. Khô quá đâu mần gì được” – ông Chau Chhươn (ấp Bà Đen, xã An Cư) cho hay. Đó là khu vực chưa có nước tưới, bà con phải chịu chờ mưa. Song, từ cuối năm ngoái tới nay, nắng càng dử dội, đồng ruộng trở nên bạc màu.

Đám ruộng mè, đậu xanh ven Tỉnh lộ 948 (xã An Hảo) thu hoạch vừa xong, nắng làm cây khô héo tức thời, đàn bò không còn thức ăn. “Bò nhốt hoài tồi túng quá, thả ra thấy vậy đó, chứ đâu có gì để ăn. Tối ngày cứ lang thang” – ông Chau Kốp (ấp An Hòa) nói. Mùa khô, sản xuất vùng cao khó khăn, cỏ cây còn sống không nổi, bò sẽ chậm phát triển. “Nhờ có đồng giáp chân núi Cấm để thả bò, mà nắng quá nắng, gốc rạ cũng khô luôn, bò ăn riết hết trơn rồi” – ông Chau Tuốt (ấp An Thạnh) kể. Bước sang tháng 4, bà con chuẩn bị làm đất, đồng chăn thả thu hẹp dần.

Đồng ruộng Bảy Núi mùa khô hạn

Ruộng trên ven núi Cô Tô (các xã Ô Lâm, Cô Tô, Núi Tô, An Tức) bị nắng hạn hơn 4 tháng nay (nhất là khu vực giáp Ô Lâm – Cô Tô, Núi Tô – Cô Tô và kẹt Cần Đước), không khí lao động uể oải, nhịp độ sản xuất đình trệ, đàn bò chăn thả chơi vơi giữa đồng trống. Ông Chau Phonh (ấp Tô Thuận, xã Núi Tô) cho biết, bà con tính trồng khoai lang, bắp, đậu phộng… đã ngưng lại nhiều lắm, do nắng hạn quá gay gắt và ai cũng sợ rủi ro xảy ra. “Ở vùng cao mà gặp hạn, bò coi như cho ăn rơm khô, chứ đồng ruộng đâu còn thứ gì khác hơn” – ông Phonh bảo.

Vựa rơm để làm thức ăn

Thu hoạch vụ đông xuân 2015 - 2016, đồng 3 vụ ở Châu Lăng và Lê Trì tấp nập xe cộ 2 bên đường; kẻ đi theo máy gặt đập vét rơm, lớp vô bao vận chuyển. Bà con làm công việc này không chỉ dân trong khu vực, mà có cả người từ nơi khác đến. Ngày mùa đồng ruộng rất khí thế, ai nấy cũng tranh thủ lấy rơm để dành, bởi nắng hạn quá mức và nguồn thức ăn cho bò bị cạn kiệt. “Không có thức ăn xanh, bà con phải ráng chịu cực như vậy. Bằng không bò ốm đói, muốn bán người ta chê” – anh Chau Sóc (ấp Sóc Tức, xã Lê Trì) giải thích.

Đi theo các tuyến hương lộ, tỉnh lộ thấy nhiều chiếc xe chở rơm, có thể đoán được cánh đồng 3 vụ (diện trạm bơm điện phục vụ) đang thu hoạch, bà con gọi đây là cách “ứng phó” với thời tiết khô hạn ở vùng Bảy Núi. “Vựa rơm cho bò ăn là tập quán chăn nuôi đã có từ lâu. Nhưng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, khi mưa xuống trên đồng sẽ có cỏ. Đằng này, nắng hạn quá gay gắt, bà con phải lo sẵn dài ngày, nếu không thì bò không có gì để ăn” – ông Chau Mốk (ấp Mằng Rò, xã Châu Lăng, Tri Tôn) giải thích. Song, cách làm tăng thêm dinh dưỡng, gần như chưa ai nắm rõ.

Tập quán nuôi bò ở vùng Bảy Núi là chăn thả, mùa khô cũng là điều kiện đồng trống, đồng bào Khmer tận dụng nguồn thức ăn đỡ tốn công lao động. Thế nhưng, khô hạn gay gắt diễn ra thì đồng ruộng không còn rơm rạ và cỏ cây, bò thả rong mãi thêm phiền phức phải chăm nom, vừa không có thức ăn. Do vậy, nhà nào có nuôi bò đều vựa lại 1 – 2 cây rơm, tạo nguồn thức ăn trong mùa khô. Hôm trở lại chợ cỏ Ô Lâm, nhiều bà con cho biết, chợ nhộn nhịp chỉ vào mùa nước nổi, bây giờ đồng ruộng bưng (2 vụ) đã và đang thu hoạch, chợ cũng tạm thời ngưng hoạt động.

Thông qua chương trình khuyến nông, phương pháp ủ rơm làm thức ăn tươi và trồng cỏ, trồng bắp tạo nguồn thức ăn xanh đã tổ chức trình diễn và chuyển giao kỹ thuật tại nhiều xã, thị trấn vùng Bảy Núi. Song, hiệu quả ứng dụng chưa nhiều và mô hình nhân rộng còn khiêm tốn.

TRỌNG ÂN

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang