• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vấn nạn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Pháp luật phải ra tay!

Nguồn tin: Báo Bà Rịa Vũng Tàu, 24/03/2016
Ngày cập nhật: 27/3/2016

Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, từ ngày 1-7-2016, hành vi sử dụng chất cấm trong trồng trọt và chăn nuôi vượt ngưỡng cho phép có khả năng bị phạt tù. Hy vọng biện pháp chế tài này đủ sức để ngăn chặn tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi khá phổ biến ở các trang trại trong thời gian qua.

Người tiêu dùng không thể phát hiện được đâu là thịt heo có sử dụng chất cấm. Họ cần phải được pháp luật bảo vệ.

Phạt tiền không đủ răn đe

Theo Chi cục Thú y BR-VT, trong năm 2015 cơ quan này đã phối hợp với thanh tra Sở NN-PTNT, phòng Nông nghiệp các địa phương tiến hành kiểm tra 120 lượt cơ sở chăn nuôi heo, 30 lượt cơ sở giết mổ và 136 cửa hàng kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; lấy 100 mẫu thức ăn chăn nuôi, 50 mẫu thuốc thú y, 150 mẫu nước tiểu heo để xét nghiệm tìm chất cấm. Kết quả, đã phát hiện 125 mẫu dương tính với chất cấm thuộc nhóm Beta-Agonist trong chăn nuôi.

Riêng về kết quả xét nghiệm mẫu nước tiểu heo, đã phát hiện mẫu có chứa hoạt chất Salbutamol vượt ngưỡng cho phép gấp 45 lần ở trang trại chăn nuôi của ông Nguyễn Chí Hiếu (ấp Liên Hiệp, xã Xà Bang, huyện Châu Đức) với tổng đàn heo 304 con.

Ngoài ra, Thanh tra Sở NN-PTNT cũng đã tiến hành kiểm tra và phát hiện trang trại chăn nuôi heo (1.800 con) của ông Trần Văn Khoa (ấp Liên Hiệp, xã Xà Bang, huyện Châu Đức) có sử dụng hóa chất vượt ngưỡng cho phép.

Cũng trong năm 2015, các cơ quan chức năng đã tổ chức kiểm tra thịt gia súc, gia cầm, thực phẩm chế biến trên địa bàn tỉnh. Kết quả có tới 89,4% mẫu thịt gia súc, gia cầm nhiễm Salmonella, 5% mẫu thực phẩm chế biến từ thịt dương tính với hàn the…

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng đã phát hiện một số cơ sở giết mổ gia súc vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm. Đơn cử như cơ sở giết mổ của ông Bùi Ngọc Quy ở xã Láng Lớn (huyện Châu Đức) đã tiêm thuốc ngủ, bơm nước vào heo để tăng trọng, biến “heo lành” thành “heo độc”, mang đi tiêu thụ chủ yếu ở TP.Vũng Tàu và TP.Bà Rịa. Sau khi bị cơ quan chức năng phát hiện, cơ sở này đã bị xử phạt và buộc phải lắp camera quan sát để thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, theo dõi.

Ông Trần Viết Buôn, Phó Chánh Thanh tra - Sở NN-PTNT cho biết hầu hết các cơ sở bị phát hiện có sử dụng chất cấm đều đã bị xử phạt vi phạt hành chính. Mức xử phạt cho mỗi cơ sở là 15 triệu đồng. Mức phạt này là quá nhẹ so với lợi nhuận có được từ hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nên không đủ răn đe, khả năng tái phạm là rất lớn. Bên cạnh đó, việc kiểm tra chỉ mới thực hiện ở các trang trại chăn nuôi lớn, với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì gần như còn bỏ trống; mặt khác, do giá chất cấm quá rẻ, lại được các thương lái mang tới tận hộ chăn nuôi để chào mời, khi sử dụng mang lại lợi nhuận cao nên nhiều hộ chăn nuôi không ngần ngại sử dụng, bất chấp những tác hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Một số hình ảnh về vụ nhồi nước vào heo tại lò mổ của ông Bùi Ngọc Quy (ấp Tân Giao, xã Láng Lớn, huyện Châu Đức), bị bắt quả tang vào ngày 9-12-2015.

Phạt tù là bước tiến

Theo quy định tại Điều 317, Bộ Luật hình sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2016), hành vi sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản… vượt ngưỡng cho phép sẽ được xem là hành vi phạm tội hình sự. Người vi phạm có thể bị xử phạt tới 5 năm tù, trường hợp phạm tội có tổ chức, thu lợi bất chính lớn, gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị xử phạt lên tới 20 năm tù. Ngoài ra, mức phạt tiền cũng khá nặng, từ 50-200 triệu đồng. “Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan chức năng xử lý hành vi vi phạm ngay từ khi mới sử dụng chất cấm, không phải đợi tới gây hậu quả mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự”, ông Trần Viết Buôn nhận định.

Việc quy trách nhiệm hình sự đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và trồng trọt là một bước tiến quan trọng trong việc xử lý vi phạm trên lĩnh vực này. Trong thời gian tới, để luật được triển khai hiệu quả, cần tăng cường công tác tuyên truyền, đặc biệt là ở các địa phương có cơ sở chăn nuôi để người dân, các hộ chăn nuôi biết và chấp hành nghiêm. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát chăn nuôi để kịp thời phát hiện, xử lý đối với các cơ sở sử dụng chất cấm. “Chúng tôi cũng đã xây dựng kế hoạch tăng tầng suất kiểm tra, kiểm soát (khoảng 6-7 đợt/tháng). Ngoài các trang trại chăn nuôi lớn, trong thời gian sắp tới chúng tôi cũng sẽ tập trung kiểm tra các hộ chăn nuôi tại nhà, các cơ sở nhỏ lẻ”, ông Trần Viết Buôn cho biết.

Chỉ cần có hành vi sử dụng chất cấm là đã cấu thành cơ bản tội phạm

Phát biểu tại tọa đàm “Chất cấm trong chăn nuôi - Thực trạng và giải pháp” do báo Tuổi Trẻ tổ chức sáng 23-3, ông Trần Trọng Bình, Cục phó Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49 - Bộ Công an), cho biết hành vi đưa chất cấm vào sử dụng trong chăn nuôi không cần chứng minh gây hậu quả cũng đủ cấu thành tội phạm hình sự, bị phạt tiền và phạt tù theo quy định tại các điều 190, 191, 193 và 317 Bộ luật Hình sự liên quan đến tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, buôn bán hàng giả và vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

“Chỉ cần có hành vi sử dụng chất cấm là đã cấu thành cơ bản tội phạm, sẽ phải chịu hình phạt về tiền và về tù, nếu thêm các tình tiết tăng nặng sẽ còn phạt tù cao nhất là 20 năm” - ông Bình cho hay.

Theo ông Bình, hành vi sử dụng chất cấm trước đây vẫn có thể bị xử lý hình sự nhưng với quy định phải “cấu thành vật chất”, tức là gây ra hậu quả mới đủ căn cứ để xử phạt nên rất khó thực hiện bởi thực phẩm có chất cấm đưa vào cơ thể không dễ gây ra hậu quả ngay, mà trải qua thời gian tích tụ dần mới phát bệnh.

“Bị hô hấp, tiêu chảy làm sao khẳng định được ngay là do thực phẩm, hoặc bị ung thư có thể 10 năm sau khi ăn thực phẩm bẩn mới chết người... nên rất khó xử lý” - ông Bình nói.

Nay Bộ luật Hình sự mới (có hiệu lực từ ngày 1-7-2016) quy định chỉ cần “cấu thành hình thức”, thay vì “cấu thành vật chất” như trước đây, là đã có thể xử lý hình sự. Chỉ cần có hành vi đưa các chất cấm, các chất không được sử dụng vào thực phẩm là đã cấu thành tội phạm mà không cần phải chứng minh hậu quả trên sức khỏe người tiêu dùng.

“Khi đã là vụ án hình sự, cơ quan cảnh sát điều tra có thể áp dụng tất cả biện pháp tố tụng để truy nguyên, truy tìm xác định dấu vết tang vật đến nguồn cuối cùng” - ông Bình nói.

TRÚC GIANG

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang