• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đam Rông (Lâm Đồng): Hiệu quả của mô hình chăn nuôi bò trong chuồng trại

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 23/03/2016
Ngày cập nhật: 26/3/2016

Xác định chăn nuôi gia súc là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, từ nguồn vốn 30a của Chính phủ, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đã triển khai thành công mô hình “Trồng cỏ VA06, nuôi bò nhốt chuồng” cho các hộ nghèo, khó khăn vươn lên làm giàu.

Trồng cỏ, chăn nuôi bò đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình ông Nguyễn Văn Dinh. Ảnh: PHAN NHÂN

Lợi ích kép

Hơn 2 năm trở lại đây, bà con Đam Rông đã kết hợp nuôi bò thịt, khai thác lợi ích kép, vừa sử dụng nguồn cỏ lá dồi dào, phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò, vừa tạo nguồn phân chuồng tại chỗ để chăm bón, nâng cao năng suất cây trồng. Trong căn chuồng rộng khoảng 7m2, đàn bò nhà anh K’Mal (34 tuổi) như ấm áp hơn vì có “áo mới”. Chuồng trại sạch sẽ, nền lát xi măng. Gia đình anh Mal thuộc hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xã Liêng Srônh, nguồn thu nhập chính của gia đình từ chăn nuôi bò và nương rẫy. Nhờ cán bộ xã đến tuyên truyền về việc trồng cỏ, chăn nuôi bò nhốt, anh hăng hái tiên phong thực hiện để cải thiện kinh tế gia đình. Chỉ mới nuôi hơn một năm, anh đã thấy hiệu quả rõ rệt. Anh Mal kể: “Mấy năm trước gia đình tôi chăn nuôi bò chủ yếu là thả rông trên núi, không chuồng trại, không chăn dắt, không có dự trữ thức ăn nên cứ vào mùa mưa thì bò đói rét nên ốm dần”. Đến nay, đàn bò của gia đình anh Mal con nào con nấy mập ú. “Trước đây, bà con mình có biết làm chuồng cho con bò đâu, chỉ biết nuôi thả rông ngoài trời thôi, mưa nắng mặc kệ, nó tự tìm thức ăn mà sống. Nay có hướng dẫn, đầu tư của Nhà nước bà con mình đã biết làm chuồng trại, trồng cỏ VA06. Con bò nhanh lớn sẽ có lời, giúp mình giảm nghèo. Mới nuôi mà bò nhà mình đã đẻ hai con rồi đấy. Mình sẽ không bán mà nuôi lớn để nhân rộng đàn bò đến khi đủ tiền xây nhà. Nuôi chừng 6 con bò là tôi đã có nhà rồi”, anh Mal phấn khởi.

Gia đình ông Nguyễn Văn Dinh (thôn 1, Liêng Srônh) không dám thay đổi cách chăn nuôi truyền thống cho đến khi thấy nhiều gia đình nuôi bò hiệu quả, ông mới bắt đầu nuôi bò nhốt. Vừa qua, cùng với tiền hỗ trợ, ông vay thêm ngân hàng để trồng 6 sào cỏ, nâng cấp chuồng trại có hệ thống tắm, máng ăn... đầu tư nuôi 10 con bò. Ông nhận thấy: “Nuôi nhốt, đàn bò lớn khá nhanh, lại chủ động được việc chăm sóc nên ít xảy ra dịch bệnh. Trong thời gian tới, ông sẽ phá thêm 3 sào cà phê già cỗi, chuyển qua trồng cỏ nuôi bò, từng bước mở rộng chuồng trại theo hướng bền vững. Trước mắt, tăng thêm số lượng đàn bò, trồng thêm cỏ VA06 để xoay vòng nguồn thức ăn. Làm chuồng trại cho bò có lợi ích kép. Thứ nhất, bò không bị rét, bệnh tật, dễ theo dõi, quản lý, chăm sóc; thứ hai, có nguồn phân hữu cơ bón cho cây trồng, nhất là cây cà phê” - ông Dinh cho biết.

Chăn nuôi bền vững

Thời gian đầu khi triển khai, chỉ có vài hộ trồng cỏ, nuôi bò nhốt. Chưa đầy hai năm, nhận thấy hiệu quả của mô hình, đã có khá đông hộ tham gia, số lượng đàn bò cứ thế tăng mạnh để đến nay toàn huyện có khoảng 4.795 con. Điều đặc biệt, không chỉ các hộ được hỗ trợ từ Chương trình 30a mà nhiều hộ khác trong xã đã chủ động liên hệ với Hội Nông dân để nhân rộng giống cỏ, phát triển chăn nuôi. Nhiều diện tích đất bỏ hoang đều được tận dụng để trồng cỏ nuôi bò. Ông Liêng Hót Ha Lin - Phó Chủ tịch UBND xã Liêng Srônh nhận định: “Mô hình này quá quen thuộc với nhiều nơi. Nhưng với Liêng Srônh đây là một hướng đi mới cho sự phát triển kinh tế địa phương, đưa ngành chăn nuôi gia súc trở thành ngành kinh tế trọng tâm. Từ đó, thay đổi tập quán, chăn nuôi truyền thống theo phương thức an toàn, đúng kỹ thuật, có hiệu quả kinh tế cao hơn”.

Ông Nguyễn Văn Chính, Trưởng Phòng Nông nghiệp Đam Rông cho biết: “Sự phát triển của ngành chăn nuôi bò cũng đã đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế của các địa phương này. Nhiều năm qua, ngành chăn nuôi của xã phát triển ổn định về mặt số lượng. Duy chỉ có chăn nuôi bò là tăng cao. Lợi nhuận mang lại khá, nhờ phát triển chăn nuôi bò nên thu nhập người dân ổn định hơn. Mấy năm trước, tình trạng người dân chăn nuôi bò thả rông là chủ yếu. Nhiều hộ có chăm sóc nhưng qua loa, nhiều lúc cột trâu bò ngoài trời cả tháng dẫn đến chết rét, chết đói, hay tự quấn dây vào cổ chết, kinh tế gia đình vì thế mà kém phát triển. Trước thực trạng đó, UBND huyện triển khai đề án “Phát triển đàn bò đến năm 2020” tập trung chăn nuôi đàn bò có chuồng trại đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân hướng đến sản xuất nông nghiệp chăn nuôi bền vững”.

HOÀNG YÊN

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang