• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phát triển đàn dê ở Chợ Đồn (Bắc Kạn)

Nguồn tin: Báo Bắc Kạn, 22/03/2016
Ngày cập nhật: 26/3/2016

Phát huy tiềm năng thế mạnh về địa hình đồi núi, rất thuận lợi cho chăn nuôi gia súc, những năm gần đây, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) đã khuyến khích nhân dân phát triển đàn dê theo quy mô hộ gia đình. Hiện nay, tổng đàn dê của huyện đã tăng lên trên 6.200 con, mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều hộ dân.

Nhiều mô hình nuôi dê đạt hiệu quả cao

Hiện nay cùng với nhiều mô hình kinh tế đang được người dân huyện Chợ Đồn thực hiện thì mô hình chăn nuôi dê đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người nông dân ổn định cuộc sống. Xã Phương Viên là địa phương phát triển đàn dê sớm, và hiện có số lượng tổng đàn gần 500 con. Đã manh mún từ rất lâu, nhưng khoảng 4 năm trở lại đây, xã mới phát triển mạnh đàn dê khi nhận thấy thị trường ngày một ưa chuộng loại thực phẩm này. Từ tự phát mỗi gia đình nuôi một vài con, đến nay nhiều hộ đã phát triển đàn với quy mô khá lớn. Một số hộ còn nuôi dê thành trang trại ở những khu vực núi đá, thung lũng cao.

Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi dê của gia đình ông Nông Đình Đôn, thôn Nà Mặn. Ông cho biết: Gia đình ông bắt đầu nuôi dê từ năm 2013, ban đầu chỉ có 5 con giống sau mở rộng dần, có lúc cao điểm đàn dê phát triển lên đến gần 40 con to nhỏ. Cứ khoảng 5 đến 6 tháng được xuất chuồng một lần, chủ yếu bán con đực, con cái giữ lại để nhân đàn, hàng năm phải đổi con đực giống để tránh bị trùng huyết. Mỗi lần gia đình thường bán 4 đến 10 con, tư thương đến tận nhà mua với giá 120 nghìn/kg. Đàn dê này là nguồn thu nhập chính của gia đình.

Mô hình nuôi dê của ông Nông Đình Đôn, thôn Nà Mặn xã Phương Viên

Cùng với đó, nhiều hộ dân xã Nam Cường đã lựa chọn nuôi dê là hướng phát triển kinh tế nhằm tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, xuất hiện nhiều mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó phải kể đến mô hình của anh Hoàng Đức Thụ, thôn Bản Mới. Nhận thấy địa phương có địa hình đồi núi, khó phát triển được chăn nuôi đại gia súc hay trồng rừng, cây ăn quả. Năm 2002, anh Thụ quyết định đầu tư mua 7 con dê, bởi đây là loài động vật ăn tạp, dễ nuôi, sinh sản nhanh, thích hợp nuôi ở vùng núi đá, có sức đề kháng cao chịu lạnh, nóng tốt.

Dê con từ lúc sinh ra đến khi lớn tầm hơn 6 tháng sẽ sinh sản lần đầu, và cứ chu kỳ như vậy 12 - 14 tháng đẻ hai lứa, mỗi lứa từ 1 - 2 con. Đàn dê của anh Thụ cứ con dê cái giữ lại để tăng đàn, dê đực nuôi được khoảng trên 15kg thì xuất bán ra thị trường, với giá 120 nghìn đồng/kg. Đây là khoản thu nhập thường xuyên với gia đình anh. Hàng năm, ngoài bán tỉa những con dê đực, anh bán cả dê giống cho các hộ dân trong xã cũng như các địa phương lân cận.

Anh Thụ chia sẻ: Nuôi dê thành công và thu được lợi nhuận là không khó, khâu chọn con giống là rất quan trọng. Cần chọn con giống có thân hình thanh mảnh, đầu nhỏ, da mỏng, lông mịn; dê đực phải có tầm vóc to, thân hình cân đối, khỏe mạnh, không khuyết tật, đầu to, trán rộng, bốn chân thẳng, khỏe, đi đứng vững chắc… Chuồng nuôi dê làm đơn giản nhưng đảm bảo chắc chắn, khô ráo, sạch sẽ, thoát nước tốt, thuận lợi cho việc quét dọn vệ sinh khu vực nuôi và giữ ấm cho dê vào mùa lạnh, thoáng mát mùa khô.

Để nhằm tạo ra đàn dê khỏe, kháng bệnh tốt, anh Thụ đầu tư mua giống dê đực của Dự án Nghiên cứu cải tạo giống dê tại tỉnh Bắc Kạn được thực hiện thành công tại xã Hòa Mục (Chợ Mới) về phối giống dê lai hiện anh đang nuôi. Khi được hỏi về dự định sắp tới, anh Thụ cho biết anh vẫn sẽ duy trì những con dê cái để tăng tổng đàn đến 70 - 80 con, mở rộng thêm chuồng trại vì theo nhu cầu của thị trường hướng tới những sản phẩm sạch thì dê thịt là lựa chọn đúng để phát triển kinh tế.

Tiếp tục nhân rộng đàn dê

Theo người dân địa phương, dê là loài dễ nuôi với các ưu điểm như: Thức ăn đa dạng, sức chống chịu với các loại dịch bệnh khá tốt, thời gian sinh trưởng chỉ kéo dài trên dưới một năm là có thể xuất chuồng. Đàn dê được nuôi ở nhiều xã, thị trấn trong toàn huyện, trong đó một số địa phương phát triển với tổng đàn tương đối lớn như Nam Cường, Lương Bằng, Yên Mỹ, Phương Viên… Dê được nuôi dưới hình thức chăn thả, chủ yếu là giống dê địa phương hoặc dê lai với giống dê địa phương nên dễ dàng thích nghi với khí hậu khắc nghiệt và ít bệnh tật.

Mỗi con dê cái trường thành có trọng lượng từ 30 - 45kg, dê đực có thể đạt từ 45 - 60kg. Dê giống có thể đẻ 3 lứa trong hai năm, mỗi lứa khoảng 2 đến 3 con và nuôi khoảng 9 đến 12 tháng có thể xuất chuồng. Trên thị trường hiện nay, dê thịt được bán với giá dao động từ 100 - 120 nghìn đồng/kg, đây là một khoản thu lớn của nhiều hộ gia đình.

Đàn dê của anh Hoàng Đức Thụ có giá trị kinh tế trên trăm triệu đồng.

Với đầu ra và giá cả ổn định, đầu tư vốn không lớn như những loại hình chăn nuôi khác, hơn nữa thời gian sinh trưởng ngắn nên nuôi dê đã và đang là cách làm hiệu quả giúp nhiều người dân xã Phương Viên có thêm nguồn thu nhập đáng kể. Ông Hoàng Văn Viết - Phó chủ tịch UBND xã cho biết: hiện tại, mặc dù không có cơ chế hỗ trợ, nhưng nhận thấy lợi ích kinh tế từ việc nuôi dê, các hộ dân đều chủ động đầu tư, tự xây dựng mô hình.

Hiện nay, các hộ nuôi nhiều dê tập trung chủ yếu ở thôn Nà Đon, Nà Mặn, Nà Càng. Xã thường xuyên quan tâm đến công tác phòng dịch bệnh cho đàn dê, động viên bà con tiêm phòng, xã cung cấp thuốc khử trùng, tiêu độc. Đến nay, xã cũng đã đưa việc phát triển đàn dê vào nghị quyết, phấn đấu năm 2016, nhân tổng đàn lên 590 con. Mô hình chăn nuôi dê đã và đang góp phần quan trọng phát triển kinh tế ở xã, giúp nhiều hộ thoát nghèo. Vì vậy, những năm tiếp theo, xã tiếp tục vận động người dân phát triển đàn dê, đồng thời sẽ tăng cường phối hợp với các cơ quan chuyên môn tập huấn cho nhân dân cách chăm sóc, nhân đàn để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nữa.

Từ thực tế thấy rõ, chăn nuôi dê đang là hướng đi đúng, tạo điều kiện cho nhiều hộ dân vươn lên phát triển kinh tế, đồng thời mở ra hướng phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của địa phương. Tuy nhiên, chăn nuôi dê ở Chợ Đồn vẫn chủ yếu chăn thả theo hình thức quảng canh lại chỉ tập trung chủ yếu ở một số xã nên hiệu quả kinh tế chưa tương xứng. Vì vậy, chính quyền và ngành chuyên môn cần tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân, triển khai các mô hình nuôi dê cho hiệu quả cao, đồng thời hướng dẫn kĩ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh để bà con yên tâm đầu tư phát triển sản xuất./.

Phạm Ngân

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang