• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghề nuôi ong lấy mật trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang)

Nguồn tin: Báo Hà Giang, 16/03/2016
Ngày cập nhật: 19/3/2016

Mật ong Bạc hà là sản vật mang tính đặc trưng của vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Chất lượng loại mật ong này vừa thơm ngon lại tốt cho sức khỏe, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi, với giá bán bình quân trên thị trường hiện nay giao động từ 400 đến 600 nghìn đồng/lít. Tuy nhiên, để phát triển nghề nuôi ong lấy mật đòi hỏi cấp ủy, chính quyền địa phương cần quan tâm quy hoạch, phát triển vùng trồng hoa, nuôi ong; coi nghề nuôi ong là nghề chính trong phát triển kinh tế, XĐGN cho người dân địa phương.

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, hiện nay toàn tỉnh có 27.862 đàn ong, tăng hơn 8.000 đàn so với năm 2011 (19.318 đàn), tỷ lệ tăng đạt 44,2% và tăng hơn 6.800 đàn so với mục tiêu phát triển đàn ong trong giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh. Sản lượng mật ong đạt 136,8 tấn. Trong đó phát triển, nuôi ong tập trung chủ yếu ở 4 huyện thuộc vùng Cao nguyên đá Đồng Văn, do đây là vùng có cây Bạc hà phát triển mạnh, với tổng số 19.750 đàn ong (năm 2015), chiếm 71% toàn tỉnh; sản lượng mật đạt 89,43 tấn, chiếm 65,37% toàn tỉnh. Thương hiệu sản phẩm mật ong Bạc hà Cao nguyên đá Đồng Văn được người tiêu dùng và khách du lịch biết đến, đón nhận và được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2013. Những năm gần đây, nghề nuôi ong có chuyển biến tích cực, từ tự phát nhỏ lẻ chuyển sang nuôi tập trung với số lượng lớn, đã hình thành các doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh mật ong Bạc hà tại Cao nguyên đá Đồng Văn như HTX Tuấn Dũng, HTX Hoàng Điệp, Thành Đô, Công ty TNHH Trường Anh; thông qua nhiều cơ chế hỗ trợ, khuyến khích của cấp ủy, chính quyền huyện, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn vay vốn, mở rộng đầu tư nuôi từ 50 đến 100 đàn ong; giống ong nuôi chủ yếu là giống ong nội (ong địa phương). Nghề nuôi ong lấy mật không những tạo việc làm cho người dân lúc nông nhàn, tăng thu nhập mà còn giúp cho quá trình thụ phấn hoa cho các loài cây trồng, bảo vệ tính đa dạng sinh học của các loài thực vật trên vùng Cao nguyên đá Đồng Văn. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn nhận định, nuôi ong lấy mật ngày một phát triển, song việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi của người dân vẫn còn hạn chế, chưa có sự gắn kết giữa người nuôi với nhà khoa học và quản lý, chủ yếu vẫn dựa vào các yếu tố tự nhiên; quy mô nuôi nhỏ lẻ, chưa tạo được sản lượng lớn để phục vụ nhu cầu thị trường. Điều kiện, nguồn lực kinh tế của người dân còn hạn chế nên việc đầu tư phát triển đàn ong còn cầm chừng; các chính sách khuyến khích phát triển nghề nuôi ong chưa tạo được động lực thúc đẩy nghề nuôi ong lấy mật phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Chất lượng sản phẩm tốt nhưng việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm hạn chế, thị trường tiêu thụ không ổn định...

Để thúc đẩy nghề nuôi ong lấy mật phát triển, bảo vệ chỉ dẫn địa lý sản phẩm mật ong Bạc hà, tại Hội nghị bàn giải pháp phát triển nghề nuôi ong Bạc hà được tỉnh tổ chức tại huyện Yên Minh vào tháng 11.2015, đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Phát triển nuôi ong lấy mật ở 4 huyện vùng Cao nguyên đá Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc được tỉnh xác định là 1 trong 6 sản phẩm tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2016; thống nhất 4 huyện chỉ có 1 sản phẩm mật ong Bạc hà duy nhất đã được cấp chỉ dẫn địa lý. Do đó, đối với 4 huyện Cao nguyên đá Đồng Văn cần chủ động, tích cực phối hợp với các ngành chuyên môn của tỉnh, tổ chức đào tạo nghề nuôi ong cho các hộ dân; hình thành các tổ sản xuất, nhóm sở thích, doanh nghiệp, HTX nuôi ong để làm cơ sở, chỗ dựa hướng dẫn chăn nuôi, làm đầu mối thu mua, đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người dân; xây dựng kế hoạch, quy hoạch vùng phát triển nuôi ong gắn với sản xuất nông nghiệp và du lịch. Đặc biệt, các huyện vùng Cao nguyên đá cần quyết liệt hơn trong vấn đề quản lý, có cơ chế bắt buộc di rời các tổ chức, cá nhân đưa đàn ong ngoại vào nuôi. Đối với các sở, ngành liên quan của tỉnh cũng cần sớm đưa ra các giải pháp hình thành chuỗi liên kết chăn nuôi ong, bao tiêu và quảng bá sản phẩm mật ong Bạc hà; kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi làm giả, hàng nhái vi phạm chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm mật ong Bạc hà; xây dựng quy trình hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, giữ giống ong đơn giản theo thực tiễn từng địa phương.

Bằng sự chỉ đạo sâu sát của tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn, hy vọng nghề nuôi ong lấy mật của tỉnh nói chung và trên vùng Cao nguyên đá nói riêng sẽ phát triển nhanh, bền vững hơn trong thời gian tới.

HOÀNG NGỌC

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang