• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ngành chăn nuôi Bắc Ninh, cánh cửa vào TPP

Nguồn tin: Báo Bắc Ninh, 02/03/2016
Ngày cập nhật: 8/3/2016

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết tại Auckland (New Zealand) vào đầu tháng 2 vừa qua, kết thúc quá trình đàm phán kéo dài nhiều năm.

Một số trang trại đầu tư hệ thống chuồng nuôi khá bài bản nhưng mới chỉ làm được khâu sản xuất. Ảnh: Cơ sở chăn nuôi của anh Nguyễn Huy Sâm (Minh Đạo, Tiên Du, Bắc Ninh).

Các vấn đề được nêu ra gồm quyền sở hữu trí tuệ, luật đầu tư nước ngoài, tiêu chuẩn môi trường và lao động, chính sách thu mua, cạnh tranh và công ty quốc doanh, quy trình xử lý tranh chấp. Hiệp định TPP có hiệu lực từ năm 2018, sau khi hoàn tất, hiệp định sẽ bao phủ 40% kinh tế toàn cầu và bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm. Cùng với nhiều cơ hội mang đến thì chăn nuôi được đánh giá là lĩnh vực có nguy cơ dễ bị tổn thương nhất khi Việt Nam gia nhập TPP. Đối với Bắc Ninh, ngành chăn nuôi với hệ thống chăn nuôi nhỏ lẻ, chủ yếu quy mô nông hộ thì những tác động của TPP càng ảnh hưởng lớn hơn. Vậy cánh nào cửa cho sản phẩm chăn nuôi của Bắc Ninh vào TPP?

Những hạn chế của ngành chăn nuôi khi hội nhập

Nhìn một cách khái quát có thể dễ dàng kiểm đếm được “gia tài” ngành chăn nuôi của tỉnh. Theo báo cáo của các địa phương, toàn tỉnh có 455 trang trại và gia trại chăn nuôi lợn với quy mô nuôi 68,3 ngàn con/năm. Chăn nuôi gia cầm có 473 trang trại, gia trại với quy mô nuôi hơn 1,23 triệu con/năm; chăn nuôi trâu bò có 62 trang trại, gia trại... Tuy nhiên chăn nuôi nhỏ theo phương thức tận dụng trong nông hộ còn chiếm tỷ trọng lớn (có 97,4% số trâu bò, 83,1% đàn lợn và 72,4% tổng đàn gia cầm được chăn nuôi theo quy mô hộ).

Thực trạng trên cho thấy, ngành chăn nuôi Bắc Ninh đa phần là hình thức chăn nuôi sản xuất nhỏ lẻ, phụ thuộc phần lớn và việc nhập khẩu giống và thức ăn từ nước ngoài. Tình trạng bệnh tật còn phổ biến trong các hộ chăn nuôi, khả năng và ý thức bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường còn chưa cao. Cũng do hình thức chăn nuôi quy mô nhỏ, phân tán, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm trong quản lý giết mổ, môi trường bị ô nhiễm… vẫn là hiện tượng khá phổ biến trong chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò tại các địa phương hiện nay. Những đặc điểm này không những khiến cho năng suất và sản lượng của ngành chăn nuôi đều thấp, mà ngay cả vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng khá nan giải, đây là yếu điểm khi hội nhập.

Mặt khác trình độ sản xuất còn lạc hậu, ngoài số ít trang trại đầu tư khá bài bản còn lại hầu hết các hộ chăn nuôi tận dụng và bán công nghiệp, năng suất lao động thấp, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đồng bộ; mặt bằng phục chăn nuôi hạn hẹp vì đất nông nghiệp ngày càng giảm do yêu cầu của công nghiệp, đô thị hóa… gây khó khăn trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và chế biến, nên sức cạnh tranh trong ngành chăn nuôi thấp, khó cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.

Theo chia sẻ của anh Nguyễn Huy Sâm, chủ một trang trại tư nhân (quy mô 2.300 con lợn thịt) ở thôn Tử Nê, xã Minh Đạo (Tiên Du): Hầu hết các trang trại chăn nuôi ở Bắc Ninh hiện chưa chủ động được khâu sản xuất con giống, thức ăn, thuốc thú y và tiêu thụ nên mới chỉ tham gia trong một mắt xích của chuỗi liên kết (đầu vào-quá trình sản xuất-bao tiêu sản phẩm) là sản xuất. Còn những chi phí đầu vào, đầu ra lại phụ thuộc đơn vị trung gian khác, dẫn đến đội giá thành sản phẩm cao. Nếu tại Thái Lan sản xuất 1 kg thịt lợn hơi chi phí 1 USD, thì tại Việt Nam lên tới 1,2USD. Với chi phí như vậy chúng ta khó có thể cạnh tranh về giá với thịt lợn của Thái Lan, chứ chưa nói đến các nước có nền chăn nuôi phát triển như New Zealand, Astralia, Mỹ…

Khâu sản xuất con giống khá đơn giản. Trong ảnh: cơ sở ấp trứng Dũng Hương, xã Đại Lai, Gia Bình.

Những thách thức đặt ra

TPP đã được ký kết, quá trình hội nhập mang đến điều kiện thuận lợi, song cũng là thách thức không nhỏ, nhất là đối với ngành chăn nuôi khi sản phẩm sản xuất sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm có chất lượng cao được nhập khẩu từ các nước trong khu vực và thế giới. Sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng sẽ phải đối mặt với trợ cấp của các nước giàu. Còn với những nước không dùng trợ cấp chăn nuôi như Australia, New Zealand thì ngành chăn nuôi Bắc Ninh sẽ phải đương đầu với hệ thống sản xuất rất hiện đại và hiệu quả. Mặt khác, khi lượng nhập khẩu các sản phẩm thịt của Việt Nam ngày càng tăng mạnh, người tiêu dùng sẽ có cơ hội tiếp cận với các sản phẩm giá rẻ hơn, trong khi đó người sản xuất phần lớn bị thiệt hại do không cạnh tranh được với các mặt hàng từ nước ngoài tràn vào như thịt bò từ Úc, thịt gà, thịt lợn từ Mỹ, càng gây áp lực mạnh lên ngành chăn nuôi trong nước, cũng như trong tỉnh.

Theo ông Vũ Thái Ninh, Trưởng phòng Chăn nuôi (Sở NN và PTNT tỉnh): Tuy còn nhiều hạn chế song ngành chăn nuôi của Bắc Ninh không hẳn là không có cơ hội để cạnh tranh khi tham gia TPP, bởi thực tế ngành chăn nuôi của tỉnh đang có sự chuyển biến mạnh về cơ cấu và năng lực sản xuất, điển hình như Tập đoàn Dabaco đã thực hiện quy trình chăn nuôi khép kín từ khâu đầu vào-sản xuất-chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Song trước cánh cửa hội nhập, cần làm rõ vị trí sản phẩm của Bắc Ninh đang đứng ở đâu để có bước phát triển phù hợp. Muốn làm được điều này thì việc xây dựng và mở rộng các khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư cần được ưu tiên và quan tâm đầu tư hỗ trợ nhiều hơn nữa trong giai đoạn tới.

Xác định tâm thế vừa là khách hàng vừa là nhà cung cấp cho thị trường TTP, cùng với cả nước, ngành chăn nuôi Bắc Ninh cần tập trung tái cơ cấu theo hướng xác định các sản phẩm lợi thế của địa phương, từ đó dồn lực về chính sách và kinh tế để phát triển. Đồng thời cần phát huy hiệu quả của chuỗi liên kết sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Năm 2018, Hiệp định chính thức có hiệu lực, cánh cửa cho sản phẩm chăn nuôi Bắc Ninh vào TPP rộng mở hay bó hẹp phụ thuộc vào sự nỗ lực của các cấp, các ngành, người chăn nuôi trong việc xây dựng, phát triển hệ thống chăn nuôi hiện đại, hiệu quả.

Hiện, tổng đàn trâu trong tỉnh còn gần 2.400 con; đàn bò có 34,6 nghìn con, trong đó có hơn 400 con bò sữa tập trung ở Cảnh Hưng, Tri Phương, Việt Đoàn (Tiên Du), sản lượng sữa bò tươi đạt 1.200 tấn/năm…; đàn lợn có khoảng 410 nghìn con; đàn gia cầm khoảng 4,59 triệu con. Năm 2015, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 91.880 tấn, tăng 0,3% so với cùng kỳ 2014; trong đó thịt lợn hơi đạt 72.500 tấn, tăng 0,4%.

Thái Uyên

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang