• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trà Vinh: Tăng cường công tác quản lý chất cấm trong chăn nuôi: Chưa phát hiện chất cấm trong thức ăn chăn nuôi và thịt động vật

Nguồn tin: Trà Vinh, 30/12/2015
Ngày cập nhật: 1/1/2016

Việc sử dụng và đưa các chất cấm vào trong sản phẩm thức ăn chăn nuôi như chất tăng trọng, tạo nạc, Vàng O… có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng. Trước tình hình trên, các ngành chức năng và chuyên môn của tỉnh Trà Vinh đã đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền đến người chăn nuôi, chủ các trang trại thực hiện tốt việc sử dụng các sản phẩm thức ăn phục vụ trong chăn nuôi theo đúng qui định. Đồng thời tăng cường việc thu lấy mẫu thức ăn chăn nuôi đang có mặt trên thị trường, tại các trang trại và sản phẩm thịt động vật bày bán ở các chợ đầu mối để gửi mẫu đi test…qua các hoạt động trên, cho thấy đến nay trên địa bàn tỉnh Trà Vinh chưa phát hiện việc sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi và trên sản phẩm thịt động vật.

Việc nuôi nhỏ lẻ ở hộ gia đình là đích đến cho các tiếp thị chào hàng những sản phẩm thức ăn không rõ nguồn gốc đến người chăn nuôi

Theo ông Phạm Thái Cường, Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông- Lâm- Thủy sản tỉnh: Trong công tác thực hiện cảnh báo qua viêc thu lấy mẫu các sản phẩm thịt ngoài chợ để gửi đi test nhằm phát hiện các chất cấm sử dụng trong chăn nuôi như clenbuterol, sabutamol, cimaterol, ractopamine… dùng để kích thích tăng trưởng (tạo nạc, tăng trọng) cho gia súc, gia cầm, đến nay trên thị trường trong tỉnh chưa phát hiện các chất cấm trong các sản phẩm thịt. Riêng trong đầu năm 2016, đơn vị sẽ tiếp tục thực hiện thu mẫu để gửi đi phân tích đối với chất Vàng O do hiện nguồn kinh phí cho công tác thu và gửi mẫu đi test không còn.

Vừa qua, Chi cục Thú y tỉnh đã xây dựng kế hoạch giám sát chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi và tuyên truyền đến công ty quảng cáo, sản xuất thức ăn chăn nuôi; đồng thời tuyên truyền đến 33 viên chức thú y và 32 cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Cầu Ngang, Cầu Kè; kết hợp Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lấy 02 mẫu thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Càng Long, kết quả chưa phát hiện hàm lượng chất cấm trong mẫu thức ăn chăn nuôi. Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có trên 100 cơ sở kinh doanh thức ăn và thuốc thú y trong lĩnh vực chăn nuôi, cùng với đó là các hộ chăn nuôi mang tính nhỏ lẻ và không tập trung, từ đó gây không ít khó khăn trong công tác quản lý, kiểm soát việc các tiếp thị đi chào hàng len lỏi trong các hộ chăn nuôi vùng nông thôn để chào bán các sản phẩm thức ăn, thuốc thú y trong chăn nuôi. Vì vậy, ngoài tăng cường công tác lấy mẫu trên sản phẩm thịt động vật để kiểm tra về các chất cấm, trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi đã được Chi Cục Thú y đặc biệt quan tâm đến.

Nông dân cần thận trọng khi lựa chọn sản phẩm thức ăn phục vụ trong chăn nuôi

Việc sử dụng và đưa các chất cấm vào trong thức ăn chăn nuôi sẽ nguy hại rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi. Theo Thông tư 28/2014/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có 22 hóa chất, kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm sẽ bị cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam. Trong này cấm tuyệt đối các hóa chất như clenbuterol, sabutamol, cimaterol, ractopamine… dùng để kích thích tăng trưởng (tạo nạc, tăng trọng) cho gia súc, gia cầm. Hóa chất Melamine dùng tăng nồng độ đạm sẽ bị cấm nếu có hàm lượng trong thức ăn chăn nuôi lớn hơn 2,5mg/kg.

Làm thế nào để nhận biết và không sử dụng các loại chất cấm vào trong chăn nuôi? Trước tiên đòi hỏi người chăn nuôi cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường và thực hiện tốt các quy trình trong chăn nuôi theo hướng an toàn. Đối với các ngành chuyên môn và địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và tuyên truyền đến với người chăn nuôi, các cơ sở, đại lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn.

Nói về kinh nghiệm trong việc chọn và mua thức ăn chăn nuôi, anh Trịnh Văn Nhu, chủ trang trại chăn nuôi heo ở ấp Bưng Lớn B (xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè) cho biết: Do quy mô trang trại của gia đình tương đối lớn (khoảng 450 heo thịt và sinh sản), hàng năm đạt doanh thu gần 04 tỷ đồng, nên việc lựa chọn thức ăn cũng như các nguyên liệu đưa vào trong sản phẩm thức ăn phải được đảm bảo theo đúng quy định của Cục chăn nuôi. Tuyệt đối không vì chạy theo lợi nhuận, tham rẻ mà sử dụng các chất cấm để tăng trọng hay tạo nạc…Việc sử dụng các chất cấm đưa vào trong thức ăn chăn nuôi không chỉ gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng; các chất cấm còn có ảnh hưởng đến sự đề kháng cho vật nuôi, làm cho vật nuôi dễ mẫn cảm với các bệnh và khi xảy ra dịch bệnh, khả năng chống chọi của vật nuôi kém đi.

Đối với người chăn nuôi heo, không nên nghe theo các đại lý và cơ sở bán thức ăn giới thiệu, quảng bá sản phẩm lạ, giá thành thấp nhưng mang hiệu quả cao…Không chỉ người nuôi quy mô trang trại mà các hộ chăn nuôi gia đình phải thường xuyên cập nhật các kiến thức và trang bị kinh nghiệm cho chính mình về việc lựa chọn sản phẩm thức ăn trong chăn nuôi. Do hiện nay trên thị trường có quá nhiều chủng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi của các nhà sản xuất trong và ngoài nước, từ đó làm cho người chăn nuôi dễ rơi vào “mê cung” tiếp thị. Vừa qua, Chi cục Thú y tỉnh tổ chức 02 đợt lấy mẫu thức ăn tại các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh để kiểm tra. Theo ông Ngô Đức Thạnh, Chi cục Trưởng Chi cục Thú y tỉnh: Các mẫu sản phẩm thức ăn chăn nuôi qua kiểm tra vẫn chưa phát hiện những chất cấm (theo qui định của Thông tư 28/2014/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vào trong thức ăn chăn nuôi. Ý thức của các hộ chăn nuôi lớn (trang trại) trên địa bàn tỉnh chấp hành khá tốt việc tuân thủ qui định của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại là việc các tiếp thị thực hiện trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi đi chào hàng đến tận các hộ chăn nuôi ở vùng nông thôn, rất khó quản lý. Do đó, người chăn nuôi cần cảnh giác và không nên hám rẻ hoặc chưa biết rõ về sản phẩm thức ăn đó mà vẫn sử dụng. Việc sử dụng các sản phẩm thức ăn trong chăn nuôi, hộ chăn nuôi cần tìm đến mua trực tiếp từ các đại lý, nhà phân phối có trụ sở, công ty đặt trên địa bàn sẽ thuận lợi cho người chăn nuôi an tâm về chất lượng sản phẩm và dễ truy xuất nguồn gốc.

BÌNH DI

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang