• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trang trại hữu cơ lợn, gà rừng trên đất Hòa Bình

Nguồn tin: Báo Hòa Bình, 5/2/2016
Ngày cập nhật: 11/2/2016

Khu vực nuôi giun quế nguồn thức ăn cho lợn, gà rừng của Công ty CP Phát triển khoa học - kỹ thuật Việt Nam.

Qua 8 năm vận hành chăn nuôi lợn, gà rừng theo mô hình hữu cơ, đến nay, NTC (Công ty CP Phát triển Khoa học kỹ thuật Việt Nam) có 2 cơ sở chăn nuôi chủ lực tại xã Yên Bình (Hà Nội) và Dân Hạ (Kỳ Sơn), quy mô chăn nuôi được xem là lớn nhất Việt Nam với 12.000 con lợn rừng và 5.000 gà rừng, cung cấp và đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho thị trường, với lợi nhuận hàng năm khoảng 40 tỷ đồng.

Chúng tôi thực sự ngỡ ngàng khi đến thăm trang trại chăn nuôi của Công ty NTC. Trang trại cách QL 6 gần 10 km, nằm sát đường Dân Hạ - Độc Lập, thuộc địa phận xã Dân Hạ. Anh Hoàng Thắng, Giám đốc điều hành công ty đón và dẫn chúng tôi thăm trang trại. Anh Thắng cho biết: Việc xây dựng trang trại tại Kỳ Sơn nằm trong chiến lược mở rộng quy mô hoạt động của công ty. Mức đầu tư tại Kỳ Sơn khoảng 60 tỷ đồng, đã giải ngân cỡ 20 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản và nhập các loại giống lợn, gà, rừng để sản xuất. Mọi việc đang vào quy củ và triển khai theo kế hoạch chăn nuôi những sản phẩm thế mạnh của công ty là lợn rừng và gà rừng. Trang trại được xây dựng trên diện tích cỡ hàng chục ha bao gồm nhiều quả đồi, núi xanh thẳm. Tâm điểm của trang trại là hồ nước như được thiết kế đào, đắp rộng gần ha, tập hợp nước của các khe lưu thông không ngừng. Bờ đập đắp vững chãi, gia cố bằng đầm lèn kỹ lưỡng, mặt nước sâu khoảng 4 m. Hệ thống giao thông kết nối lu lèn cẩn thận, bố trí dọc các sườn đồi. ô tô có thể vào tận trung tâm nhà điều hành. Đường điện được kéo về để sử dụng. Các khu vực chăn nuôi được quy hoạch và xây dựng ngăn nắp, khu nuôi lợn rừng, chỗ lợn nái, khu thả gà rừng, chỗ chăn nuôi vịt trời, khu nuôi giun quế, chỗ để tích ngô xay. Các loại phụ phẩm, rau xanh tự nhiên đã hình thành vùng sản xuất khép kín. Đến thời điểm này đã có khoảng 600 con lợn rừng, trong đó có hàng chục nái và cỡ 500 gà rừng đã được nhập về chăn nuôi. Đội ngũ cán bộ, kỹ sư luôn túc trực giám sát người lao động thực hiện các quy trình xây dựng và sản xuất.

Không liên quan gì đến ngành nghề được đào tạo cũng như các cộng sự khác, anh Thắng học ngành điện ảnh, từ đam mê những sản vật quê hương, đến với nghề nuôi lợn rừng như một cơ duyên trong những ngày du ngoạn, lang thang ở những vùng miền núi Quảng Nam, Nghệ An và gây dựng cơ đồ từ những thất bại lớn. Năm 2008, ý tưởng sản xuất mô hình theo hướng hữu cơ, tận dụng tiềm năng công nghệ mới của ngành chăn nuôi tiên tiến, áp dụng được NTC thực hiện trên địa bàn xã Yên Bình. Chưa hiểu nhiều về đặc tính lợn rừng, ngay lúc đầu anh và các cộng sự đã nếm đủ tổn thất. Hơn 100 con lợn rừng giống nhập từ Thái Lan rõ hoang dã đang khỏe mạnh, nhảy nhót là thế được vài ngày rồi cứ lử đử chẳng ăn uống gì, từ từ lăn ra chết cả và chết hàng loạt. Nhiều tỷ đồng tan thành mây khói. Đợt sóng gió đó làm gián đoạn sản xuất cả mấy tháng trời. Mọi người vò đầu, bứt tai, vắt óc tìm tiền đầu tư, tranh thủ mọi mối quan hệ, đến tận Thái Lan nghiên cứu học hỏi kỹ thuật, chăn nuôi lợn bản địa. Anh Thắng cũng lặn lội đến những vùng miền núi Nghệ An, Quảng Nam, Sơn La, Hòa Bình tìm hiểu cách thức nuôi lợn của bà con dân tộc. Rồi trực tiếp gõ cửa xin ý kiến các chuyên gia đầu ngành chăn nuôi để tiếp tục chăn nuôi lợn rừng. Anh tìm ra nguyên nhân dẫn đến lợn chết cả loạt là do tiêu chảy và không hợp khí hậu thổ nhưỡng. Một biện pháp dân gian kết hợp với công nghệ chăn nuôi tiên tiến của Thái Lan được áp dụng hiệu quả chữa bệnh lợn tiêu chảy, bệnh đường hô hấp của rừng được áp dụng là bằng lá thuốc nam, cây rừng.

Anh Thắng tâm sự: Từ vấp ngã đến chếnh choáng đó, nguyên tắc trong định hướng hoạt động sản xuất của NTC là không thể tùy hứng. Các quy trình sản xuất phải được xây dựng và quản lý quy củ, nghiệm ngặt, triệt để áp dụng phương thức chăn nuôi hữu cơ để bảo đảm tính bền vững của sản xuất - kinh doanh. Vừa làm và rút kinh nghiệp, NTC đã làm chủ tình hình, quy mô sản xuất, chăn nuôi ngày càng mở rộng. NTC đang vận hành theo mô hình khép kín bảo đảm sản phẩm sạch và an toàn. Nguồn phân thải ra từ lợn rừng được tận dụng tối đa để nuôi giun quế làm thức ăn cho lợn rừng, gà rừng. NTC cũng phát triển hàng chục ha rau rừng bao gồm: rau càng cua, rau rớn, rau mỏ cau, măng rừng, hoa chuối rừng, chanh leosử dụng phân bón là giun quế và áp dụng hình thức thiên địch để bắt sâu hại. Các loại sản phẩm lợn rừng, gà rừng, rau sạch có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, được các tổ chức uy tín, nhà hàng, khách sạn, siêu thị đặt hàng, bắt đầu xuất khẩu sang một số nước trong khu vực. Có những thời tiền đặt trước của khách hàng lên tới cả chục tỷ đồng.

Không chỉ dừng ở hoạt động trong các trang trại, NIC đã thực hiện thành công mô hình liên kết với hàng trăm hộ nông dân ở các tỉnh Đồng Nai, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Nội và Hòa Bình theo mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ. NTC đang thực hiện dự án phối hợp với bà con nông dân cùng nuôi lợn rừng, gà rừng, trồng cây rau rừng theo hình thức hỗ trợ một phần tiền giống và chuyển giao công nghệ kỹ thuật, tư vấn thiết kế chuồng trại, bao tiêu sản phẩm với giá cả ổn định, giúp người nông dân không phải lo đầu ra. Anh Thắng hé lộ: NTC đang ước vọng mở rộng quy mô trang trại theo hướng sản xuất an toàn và bền vững, chiếm lĩnh thị trường không chỉ trong nước mà hướng tới xuất khẩu trong hội nhập. Ngoài phát triển trang trại hữu cơ ở Dân Hạ, NTC đang tập trung đầu tư vận hành mô hình trang trại kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng- một trong những thế mạnh của Hòa Bình.

Lê Chung

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang