• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chợ Lách (Bến Tre): Phát triển nghề nuôi ong mật

Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 12/12/2016
Ngày cập nhật: 13/12/2016

Ông Trương Tuấn Kiệt hướng dẫn du khách về kỹ thuật thăm ong mật.

Huyện Chợ Lách (Bến Tre) có truyền thống nuôi ong mật hơn 50 năm. Hiện tại có khoảng 30 hộ giữ nghề truyền thống này. Nghề nuôi ong mật ở Chợ Lách đang đem lại những lợi ích: tăng thu nhập cho hộ gia đình, phát triển kinh tế vườn, phát triển du lịch.

Kỹ thuật nuôi ong mật

Nuôi ong mật đã khó, giữ lấy nghề nuôi ong mật lại càng khó hơn. Ông Trương Tuấn Kiệt, người có 40 năm kinh nghiệm nuôi ong mật ở ấp Hưng Nhơn (xã Hòa Nghĩa, Chợ Lách) cho biết: “Muốn nuôi ong mật bền lâu thì phải biết nguồn gốc và tập tính của nó. Loài ong mật có tính hung dữ bậc nhất là ong Apis dorsata (còn gọi là ong khoái hay ong gác kèo). Ong này lớn con, tạo mật khá nhiều, thường sống trong rừng tràm ở Đồng Tháp, Cà Mau…; chiều dài của của ong thợ là 18mm, chiều dài của ong đực là 16mm. Ong hung dữ bậc nhì là Apis cerana, đây là loài ong mật thường có ở Đông Nam Á như: Việt Nam, Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia... Loài ong này dễ bị sâu, nuôi khó thành công. Loài ong thứ ba rất dễ nuôi, khá hiền, tôi đang nuôi, đó là ong Apis mellifera (còn gọi là ong Ý vì có nguồn gốc từ nước Ý). Loài ong này có khuynh hướng dễ tuân thủ, số lượng đàn ong sinh sản mạnh, tăng đàn được quanh năm. 40 năm nuôi ong mật cho thấy, ong Apis mellifera rất phù hợp với môi trường, khí hậu ở huyện Chợ Lách. Mật ong ở Chợ Lách có chất lượng tốt vì ong lấy phấn hoa, mật từ các loài hoa của cây ăn trái: sầu riêng, nhãn, chôm chôm”.

Năm 1976, ông Kiệt bắt đầu nuôi ong mật, đến năm 1989 số lượng tăng lên gần 200 đàn. Mỗi đàn có khoảng 5.000 con. Theo kinh nghiệm của ông Kiệt, 1 thùng ong (1 đàn) có 9 - 10 kèo ong. Mỗi kèo dài khoảng 50cm, rộng khoảng 30cm. Nhiệt độ trong thùng ong thường ở khoảng 40oC, do đó phải đảo kèo giúp trứng đủ điều kiện nở thành nhộng để thành ong con. Đã gọi là nuôi ong thì phải chế ra thức ăn cho ong mỗi ngày. Thức ăn cho ong là một hỗn hợp gồm: phấn hoa, bột, hột gà, sữa chua, thuốc kích thích cho ong khỏe mạnh. Hỗn hợp này được trét lên đầu kèo. Sau khi thu hoạch mật ong, kèo mới được để vào thùng sau 21 - 30 ngày là thu hoạch mật tiếp theo. Mỗi thùng ong cho ra trung bình 4 lít mật. Thăm ong không nên để kèo quá gần mũi, miệng vì có mùi lạ là ong chích ngay; đặc biệt ong rất ghét mùi thơm quá nặng của nước hoa, mùi thuốc lá, gặp phải mùi này là ong đánh tới cùng. Để biết đàn ong có khỏe mạnh hay không thì ta nhìn những con ong đi lấy phấn hoa về; nếu nhiều con đem phấn hoa về là ong chúa và các ong khác khỏe mạnh và ngược lại. Nếu nhiều mũ chúa sắp nở thì nên chuẩn bị thùng để tạo đàn mới; nếu không thì ong chúa dẫn nửa đàn đi nơi khác lập đàn mới.

Do điều kiện nuôi ngày càng khó khăn, hiện tại ông Kiệt đang nuôi 16 đàn ong mật để giữ nghề. Từ kinh nghiệm của ông Kiệt, ông Út Tùng ở xã Long Thới đang nuôi 25 đàn ong mật giống như của ông Kiệt, góp phần giữ nghề truyền thống nuôi ong mật ở huyện Chợ Lách.

Những lợi ích kèm theo

Bên cạnh giữ lấy nghề truyền thống nuôi ong mật, nhiều hộ nuôi ong mật ở Chợ Lách nâng cao thu nhập cho gia đình, góp phần đảm bảo sản lượng trái cây của huyện nhà. Ông Trương Tuấn Kiệt cho biết thêm: “Cũng nhờ nuôi ong mật đã góp phần giúp tôi nuôi hai đứa con vào đại học; hiện nay 2 con tôi đã nên gia thất, có việc làm ổn định. Trong những năm gần đây, giá mật ong tại vườn dao động từ 160 - 200 ngàn đồng/lít. Nhờ đó mà mỗi năm, tôi thu về ít nhất 95 triệu đồng. Cà Mau, Đồng Tháp là xứ sở nổi tiếng về mật ong, thế mà mật ong của tôi vẫn có người ở nơi đây mua về tiêu thụ”.

Nhiều hộ trồng cây ăn trái cho biết ong mật góp phần thụ phấn cho hoa, giúp năng suất trái cây được giữ vững. Ông Thi Thành Nam ở ấp Phụng Đức B, xã Phú Phụng cho hay: “Hàng năm, sau Tết Nguyên đán là mùa hoa nở. Gia đình tôi có 6 công chôm chôm, cũng là mối quen của các hộ nuôi ong mật. Tôi cho họ đặt nhiều thùng ong mật vào vườn chôm chôm. Qua đó, giúp chôm chôm đậu trái dễ hơn”.

Du lịch ở Chợ Lách ngày càng phát triển một phần cũng nhờ nghề nuôi ong mật. Mỗi năm, có hàng trăm ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến với Chợ Lách. Du khách Pháp, ông Jenan Marie Breton nhận xét: “Ở Bến Tre du lịch có cái hay là du khách được tham quan nơi nuôi ong mật. Tôi rất thích chỗ nuôi ong mật của ông Trương Tuấn Kiệt, vì được ông nói rõ kỹ thuật nuôi ong mật, cách phân biệt mật ong giả với mật ong thật, không giấu nghề”.

Không chỉ góp phần cải thiện thu nhập cho gia đình, giữ vững năng suất cây trồng, phát triển du lịch mà mật ong còn góp phần bảo vệ sức khỏe cho con người. Theo giới y học, mật ong chứa khoảng 82% Carbohydrate (gồm 2 thành thần chính Monosacarit Fructose và Glucose), protein, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Từ đó, mật ong có tác dụng tăng cường miễn dịch cho cơ thể, giảm cân (chống béo phì), trị viêm loét dạ dày, làm đẹp da, rửa vết thương mới bị ngoài da…

Ông Trần Văn Đém - Chủ tịch UBND huyện Chợ Lách cho biết: Toàn huyện có khoảng 8.200ha cây ăn quả, sản lượng hàng năm đạt khoảng 120 ngàn tấn. Sản lượng đạt như thế cũng là nhờ ong mật giúp hoa trái cây thụ phấn. Một số hộ nuôi ong mật làm giàu, du lịch ngày càng phát triển cũng nhờ các hộ nuôi ong mật.

Hoàng Vũ

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang