• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phát huy thương hiệu thịt dê núi Ninh Bình

Nguồn tin: Báo Ninh Bình, 03/12/2016
Ngày cập nhật: 6/12/2016

Ông Đỗ văn Miền, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp &PTNT cho biết: “Thịt dê, cơm cháy” là những món ẩm thực ưa thích của du khách mỗi khi đến Ninh Bình. Với trên 5 triệu lượt khách du lịch, nếu tính trung bình mỗi khách ăn 250g thịt dê thì cần số lượng khoảng 1.300 tấn; trong khi đó đàn dê cả tỉnh có khoảng 20.000 con với sản lượng thịt dê cả năm mới đạt trên 500 tấn; đó là chưa kể đến nhu cầu thịt của người dân trong tỉnh.

Nuôi dê ở xã Ninh Xuân (Hoa Lư). Ảnh: Minh Quang

Như vậy, nguồn cung mới chỉ đáp ứng được khoảng trên 30% so với nhu cầu; chính vì vậy các thương lái đã nhập một số lượng lớn dê (bao gồm cả dê sống và thịt dê đông lạnh) từ các tỉnh phía nam như Ninh Thuận, bắc trung bộ như Thanh Hóa, Nghệ An và miền núi phía bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang vào tỉnh ta gây ra nguy cơ tiềm tàng về dịch bệnh; cá biệt một số điểm thu gom, giết mổ, một số nhà hàng còn sử dụng thịt bê non chế biến thành thịt dê để đánh lừa khách du lịch, điều này làm ảnh hưởng đến thương hiệu thịt dê núi Ninh Bình.

Tiềm năng để phát triển chăn nuôi dê, đặc biệt là dê bản địa của tỉnh là vô cùng lớn; trong khi các vật nuôi khác như lợn, gia cầm luôn bị biến động bởi giá cả nguyên liệu đầu vào như thức ăn chăn nuôi, giống, dịch bệnh, giá bán...thì chăn nuôi dê vẫn có lãi, thị trường rộng mở, giá thịt dê ngày càng tăng cao; hơn nữa chăn nuôi dê cần nguồn vốn ít, quay vòng nhanh, phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh; mặt khác chăn nuôi dê còn có ưu thế là không cạnh tranh thức ăn với con người (chúng ăn được 170 loại thực vật, chiếm 80% lượng thực vật trong tự nhiên, đặc biệt có nhiều loại cây thức ăn là độc tố với con người và gia súc khác thì chúng vẫn có thể ăn bình thường như cây cà độc dược, lá xoan...).

Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng, lợi thế thì chăn nuôi dê ở tỉnh ta vẫn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập làm cho đàn dê bị giảm sút cả về số lượng và chất lượng.

Công tác quản lý giống dê bố mẹ chưa được quan tâm đầy đủ, dẫn đến việc phối giống đồng huyết, cận huyết thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, năng suất, chất lượng đàn dê, gây phát sinh một số bệnh trong sinh sản như: vô sinh, chết yểu, trọng lượng sơ sinh nhỏ, tỷ lệ nuôi sống thấp.

Phương thức chăn nuôi dê vẫn chủ yếu là quảng canh, tận dụng, quy mô đàn nhỏ, dựa hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên; ngoài ra công nghiệp hóa cũng như các hoạt động du lịch, dịch vụ vô hình chung đã làm diện tích chăn thả ngày càng bị thu hẹp cũng là một trong những nguyên nhân làm tổng đàn dê ở các địa phương giảm xuống.

Ông Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp &PTNT cũng cho rằng: Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời nhằm khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, phát huy hơn nữa thương hiệu dê núi Ninh Bình, cần phải tập trung vào việc xây dựng quy hoạch chi tiết các khu, vùng chăn nuôi dê tập trung trên cơ sở tận dụng được tối đa tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương, nhất là các địa phương có đàn dê núi đặc trưng lại gắn với hoạt động du lịch như Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan.

Thực hiện tốt công tác chọn lọc giống và nhân giống theo các hướng sản xuất khác nhau, bao gồm: Hướng chuyên thịt với việc phát triển đàn dê ngoại như Dê Boer, dê Beetal, dê lai Bách Thảo để nâng cao tầm vóc và sản lượng thịt ở các vùng đồi núi, bán sơn địa có độ dốc thấp như Nho Quan, Yên Mô, Gia Viễn và một số huyện đồng bằng; hướng bảo tồn và phát triển đàn dê núi địa phương, tạo sản phẩm đặc trưng chất lượng cao, gắn với điều kiện địa hình hiểm trở, đồi núi cao gắn với đặc tính leo trèo giỏi, chịu đựng kham khổ của đàn dê cỏ ở huyện Hoa Lư, TP. Tam Điệp.

Từng bước thử nghiệm chăn nuôi đàn dê sữa vì sữa là sản phẩm tiềm năng, đưa các giống dê như Sanen, Alpin vào sản xuất thử nghiệm bởi chúng cho sản lượng sữa cao 3 -5 lit/con/ngày trong thời gian 250 - 300 ngày và đã thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi cũng như khí hậu của nước ta.

Về lâu dài, cần thiết phải thành lập một trung tâm giống dê, là nơi làm công tác nuôi giữ, bảo tồn, nhân giống và cung ứng giống dê cho các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Song song với việc phát triển giống theo các hướng khác nhau, việc chủ động nguồn thức ăn, đặc biệt là thức ăn dự trữ trong mùa khô là yếu tố hết sức quan trọng; các diện tích đồi núi khô hạn, diện tích trồng cây hàng năm không hiệu quả có thể chuyển đổi sang trồng cỏ nuôi dê, vừa nâng cao năng suất, chất lượng đàn dê vừa nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.

Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi dê, kỹ năng chọn lọc giống, đảo đực giống để tránh hiện tượng đồng huyết, kỹ năng phòng trị bệnh, xây dựng tư duy mới, cách làm mới về khoa học kỹ thuật cho người dân góp phần phát triển đàn dê và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi. Hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết hỗ trợ nhau trong quá trình chăn nuôi, trao đổi kinh nghiệm kỹ thuật và định hướng nhu cầu thị trường.

Trường Sinh

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang