• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bắc Kạn: Gà Hà Hiệu đạt tiêu chuẩn VietGap

Nguồn tin: Báo Bắc Kạn, 25/11/2016
Ngày cập nhật: 30/11/2016

Ngày 22/11/2016, tại trụ sở UBND xã Hà Hiệu (Ba Bể, Bắc Kạn), Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thuỷ sản tổ chức trao chứng nhận VietGap cho mô hình chuỗi chăn nuôi gà của 2 hộ gia đình ông Chu Đức Phương và Hoàng Văn Dương- thuộc HTX Phương Đức, ở thôn Bản Mới. Từ nay gà Hà Hiệu chính thức trở thành sản phẩm nông nghiệp đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn VietGap.

Quy trình nghiêm ngặt

Ông Nguyễn Hoàng Tùng - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thuỷ sản cho biết: Sản phẩm nông nghiệp muốn có chỗ đứng trên thị trường, vào được hệ thống siêu thị ở các thành phố lớn thì phải tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt, xây dựng được thương hiệu và đặc biệt là phải đạt tiêu chuẩn VietGap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt). Nhưng để đạt được các tiêu chuẩn, người nông dân phải thay đổi hoàn toàn cách làm, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật.

Mặc dù tỉnh ta có nhiều sản phẩm nông nghiệp nhưng cho tới thời điểm này, duy nhất chỉ có con gà Hà Hiệu mới đạt tiêu chuẩn cấp chứng nhận VietGap. Cam quýt Quang Thuận đang trong quá trình triển khai áp dụng thử nghiệm. Chương trình xây dựng mô hình chuỗi chăn nuôi gà theo hướng VietGap được triển khai từ năm 2015, ban đầu khảo sát lựa chọn 10 hộ tại thôn Bản Mới, xã Hà Hiệu với quy mô 2.000 con. Chương trình đã tiến hành tập huấn các kiến thức về quy trình thực hành tốt, giám sát từ khâu chọn giống, kiểm tra định kỳ vệ sinh thú y, tiêm phòng… Năm 2016, trên cơ sở các hộ chăn nuôi này, Chi cục Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thuỷ sản tiến hành khảo sát, lựa chọn ra 03 hộ tiêu biểu tham gia các bước tiếp theo để đạt chứng nhận VietGap. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, có 01 hộ chưa tuân thủ các nguyên tắc của VietGap nên bị loại, chỉ còn 02 hộ tham gia với quy mô 1.700 con/lứa.

Phải trải qua nhiều bước kiểm tra, giám sát, đánh giá từ hồ sơ, sổ sách ghi chép lượng cám, thuốc sát trùng, vắc xin, điều kiện chăn nuôi, bãi chăn thả, các khu vực phụ trợ, kho cám, kho thuốc thú y, khu thay bảo hộ lao động, khu vệ sinh sát trùng, khu xử lý chất thải… đồng thời lấy mẫu thịt gà và mẫu thức ăn chăn nuôi, Chi cục Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thuỷ sản đã phối hợp với Trung tâm Chất lượng Nông lâm thuỷ sản vùng I đã tiến hành đánh giá. Kết quả, về cơ bản 02 hộ chăn nuôi trên đã chấp hành tốt các quy định của sản xuất. Căn cứ kết quả đánh giá hồ sơ, thực tế và lấy mẫu đáp ứng theo quy chuẩn VietGAP, Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản Vùng 1 tiến hành cấp giấy chứng nhận VietGAP cho 02 hộ chăn nuôi nói trên.

Hiệu quả kinh tế rõ rệt

Ông Chu Đức Phương - một trong 2 hộ chăn nuôi gà vừa được chứng nhận VietGap đưa ra so sánh giữa chăn nuôi theo VietGap và chăn nuôi thông thường để thấy rằng chăn nuôi VietGap ưu thế hơn hẳn. Chăn nuôi VietGap con giống nguồn gốc rõ ràng, thức ăn có hợp đồng mua bán, lấy mẫu kiểm tra thường xuyên; vắc xin, thuốc thú y tiêm phòng đầy đủ; thuốc sát trùng và vôi bột vệ sinh đúng liều lượng, tỷ lệ sống 88%. Còn chăn nuôi thông thường thì con giống, thức ăn mua trôi nổi trên thị trường không đảm bảo về chất lượng, có thể có chất cấm, tiêm phòng không đầy đủ, chỉ tiêm khi gà đã mắc bệnh; thuốc sát trùng có hoặc không có thường xuyên; điểm khác biệt nhất là tỷ lệ sống của gà thấp, chỉ đạt 50%-70%.

Chi phí để nuôi 1 con gà đến khi xuất bán (1.8kg) nếu theo VietGap thì chỉ mất 81.100 đồng, còn theo cách thông thường thì mất 88.500 đồng. Hạch toán kinh tế cho mô hình gà VietGap của 02 hộ ông Chu Đức Phương và Hoàng Văn Dương với 1.700 con nuôi ban đầu, đến khi được xuất bán còn 1.500 con (tỷ lệ sống trên 80%), trung bình mỗi con 1.8kg bán với giá 75.000 đồng sẽ thu về trên 202 triệu đồng, trừ chi phí sẽ lãi trên 64 triệu đồng, bình quân mỗi con gà lãi 43.000 đồng. Nhưng nuôi gà theo cách thông thường với 1.700 con đến khi được bán chỉ còn 1.190 con, tỷ lệ đạt thấp do bệnh dịch, thậm chí mất trắng. Tổng chi phí cho 1.190 con là 150 triệu đồng, thu về 160 triệu đồng, lãi khoảng 10 triệu đồng, lãi mỗi con gà chỉ được 8.600 đồng. Như vậy cùng thời gian, nuôi một con gà VietGap lãi nhiều hơn, hiệu quả kinh tế của gà VietGap cao hơn gấp 5 lần.

Gà Hà Hiệu, sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn VietGap sẵn sàng đưa vào thị trường lớn, hệ thống các siêu thị, nhà hàng.

Ông Phương cho biết, nuôi gà VietGap còn có ưu điểm là: Các văn bản quy phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh trong chăn nuôi theo VietGAP khá đầy đủ. Chăn nuôi tập trung dưới tán cây trên đồi có ngăn cách với khu dân cư nên đảm bảo an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi. Tận dụng thức ăn thiên nhiên như: mối, mọt, giun... tiết kiệm được chi phí thức ăn đậm đặc và cám ngô. Uy tín của người chăn nuôi đối với chủ đặt hàng, nhận thức của người chăn nuôi và người tiêu dùng về sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm ngày càng được nâng cao. Áp dụng theo VietGAP giảm được chi phí sử dụng thuốc thú y. Dễ dàng truy xuất nguồn gốc khi xảy ra sự cố mất an toàn thực phẩm. Kiểm soát chất lượng và khối lượng thức ăn cho chăn nuôi gà, do ghi cụ thể từng lô hàng, có thể khiếu nại với Công ty cung ứng thức ăn chăn nuôi để có thức ăn chăn nuôi tốt nhất. Quản lý tốt các khu vực cất thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thuốc sát trùng và dụng cụ phục vụ tiêu độc khử trùng.

Những thách thức đặt ra

Tuy nhiên, nuôi gà Viet Gap cũng có một số hạn chế như: Quy mô nhỏ lẻ nên khó khăn trong việc đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu áp dụng VietGAP như đầu tư kho chứa thức ăn chăn nuôi, nhà vệ sinh... và sử dụng nhiều công lao động. Hiệu quả kinh tế đối với áp dụng VietGAP chưa cao do mạng lưới tiêu thụ sản phẩm thực hiện theo VietGAP trên địa bàn tỉnh chưa có. Thị trường tiêu thụ giá cả không ổn định, đặc biệt là giá của sản phẩm chăn nuôi gà theo VietGAP chưa khác biệt so với sản phẩm thông thường. Yêu cầu việc ghi chép nhật ký và lưu giữ hồ sơ phức tạp và chưa phù hợp với thói quen của người chăn nuôi hộ gia đình. Công tác quản lý đối với động vật gây hại như chuột, diều hầu theo phương thức chăn nuôi thả đồi khó khăn cho hộ chăn nuôi. Áp dụngVietGAP theo quy chuẩn ngặt nghèo nên chỉ dựa trên cơ sở tự nguyện, không mang tính bắt buộc. Mặc dù sản phẩm đã được công nhận VietGap nhưng chứng nhận chỉ có thời hạn 2 năm. Người dân phải thường xuyên tuân thủ, duy trì, nếu vi phạm sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận.

Để hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi được nâng cao thì bắt buộc người dân phải chuyển đổi cách làm, hiện nay thực hành sản xuất nông nghiệp tốt hay còn gọi là theo tiêu chuẩn VietGap. Khi đạt được đến trình độ sản xuất VietGap thì sản phẩm của người nông dân có nhiều cơ hội để tiến đến những thị trường lớn, giá trị nâng cao hơn hẳn. Hạn chế lớn nhất của sản phẩm nông nghiệp ở tỉnh ta hiện nay là chưa được tổ chức sản xuất theo quy chuẩn và được công nhận. Điều đó kìm hãm sự phát triển, mở rộng sản xuất, người dân vẫn chỉ quẩn quanh bán lẻ ngay tại địa bàn số lượng ít, giá thành thấp… Vì vậy thành công từ mô hình chăn nuôi gà VietGap của 2 hộ xã viên HTX Phương Đức nói trên sẽ là địa chỉ để nhiều hộ chăn nuôi khác đến tham khảo, học tập. Tỉnh cũng cần có cơ chế hỗ trợ khuyến khích để ngày càng có nhiều hộ chăn nuôi gà cũng như nhiều sản phẩm nông nghiệp khác được chứng nhận VietGap.

Phương Thảo

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang