• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giải pháp hạn chế phát sinh dịch bệnh trong chăn nuôi

Nguồn tin: Báo Hưng Yên, 14/11/2016
Ngày cập nhật: 18/11/2016

Tháng Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi được tỉnh Hưng Yên phát động và triển khai từ ngày 1 – 30.11.2016. Trong những ngày này, các địa phương, hộ chăn nuôi toàn tỉnh đang tập trung nhân lực, vật lực ra quân tổng vệ sinh, khử trùng môi trường chăn nuôi bằng nhiều hình thức nhằm bảo đảm tốt hơn điều kiện vệ sinh chăn nuôi, giảm thiểu nguy cơ phát sinh dịch bệnh.

Lực lượng thú y phường Lam Sơn (thành phố Hưng Yên) khử trùng môi trường chăn nuôi

Những tháng cuối năm do thời tiết có nhiều biến động, sức đề kháng của vật nuôi suy giảm dễ tạo cơ hội cho dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm phát sinh. Bởi vậy, Tháng Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi tiến hành vào đúng dịp này là hoạt động trọng điểm để các địa phương, người chăn nuôi toàn tỉnh tập trung cao cho công tác vệ sinh, phòng bệnh, bảo đảm điều kiện tốt nhất cho chăn nuôi, phục vụ đợt xuất bán dịp tết.

Nhằm hỗ trợ người dân cũng như các địa phương trong công tác vệ sinh môi trường chăn nuôi, UBND tỉnh đã trích nguồn ngân sách hỗ trợ 10 nghìn lít thuốc khử trùng nhãn hiệu Benkocid và VIA-iodine, thông qua Chi cục Thú y và trạm thú y các huyện, thành phố để cấp cho các địa phương ngay trong những ngày đầu ra quân. Theo tổng hợp của Chi cục Thú y, đến thời điểm hiện tại các địa phương trong tỉnh đã triển khai vệ sinh và phun thuốc khử trùng với tiến độ tốt, bảo đảm chất lượng. Ngoài ra, các địa phương và người chăn nuôi đã chủ động mua sắm thêm vật tư, thiết bị, thuốc khử trùng, vôi bột… tiến hành vệ sinh, khử trùng tại chỗ.

Huyện Văn Lâm hiện có đàn gia súc trên 48 nghìn con, đàn gia cầm trên 390 nghìn con cùng hàng chục điểm kinh doanh, buôn bán gia súc, gia cầm hoạt động thường xuyên.

Ông Nguyễn Văn Định, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Văn Lâm cho biết: “Nắm bắt tình hình chăn nuôi và thú y trên địa bàn, ngay trong những ngày đầu ra quân thực hiện Tháng Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi, trạm thú y huyện đã cấp phát đủ cơ số thuốc khử trùng xuống các xã, thị trấn, đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia hưởng ứng. Cán bộ trạm thú y trực tiếp xuống các xã, thị trấn, phối hợp với lực lượng thú y cơ sở thực hiện công tác vệ sinh, khử trùng tại những khu vực chăn nuôi gần đường giao thông, chợ buôn bán gia súc, gia cầm và nơi từng phát sinh dịch bệnh. Bên cạnh đó, ngân sách huyện hỗ trợ công phun thuốc khử trùng 100 nghìn đồng/lít và mua sắm một số vật tư thú y cần thiết”.

Khử trùng môi trường chăn nuôi tại xã Minh Hải (Văn Lâm)

Đến các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh có thể nhận thấy việc chủ động vệ sinh môi trường chăn nuôi tại chỗ đã được quan tâm, đầu tư hơn những năm trước. Các hố khử trùng trước và sau khi vào chuồng trại, hệ thống phun sương khử trùng, rắc vôi bột xung quanh khu vực chăn nuôi đã không còn xa lạ với người nuôi gia súc, gia cầm, nhất là những hộ chăn nuôi quy mô lớn, ổn định. Chị Lê Thị Liên, hộ chăn nuôi tại xã Phương Chiểu (thành phố Hưng Yên) cho biết: “Do thường xuyên chăn nuôi hàng trăm con lợn, gia đình tôi luôn chú trọng vệ sinh, khử trùng chuồng trại. Cứ 3 – 4 tháng chúng tôi lại nhập vôi bột và thuốc khử trùng để sử dụng dần hàng tuần, như vậy các mầm bệnh mới có thể được triệt tiêu, môi trường chăn nuôi sạch sẽ, vật nuôi chóng lớn. Hưởng ứng Tháng Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi, gia đình tôi đã huy động nhân lực tổng vệ sinh chuồng trại, phát quang cây cỏ xung quanh, dọn sạch rác thải cả trong và ngoài khu vực chăn nuôi, đồng thời rắc vôi bột khử trùng toàn bộ diện tích chăn nuôi”.

Thực tế cho thấy hoạt động chăn nuôi càng sôi động thì nguy cơ phát sinh dịch bệnh càng cao. Bên cạnh các hộ chăn nuôi có ý thức về phòng dịch bệnh và giữ gìn vệ sinh chăn nuôi, một số người chăn nuôi vẫn chưa hiểu hết về công tác vệ sinh, khử trùng, hoặc vệ sinh, khử trùng chưa đúng cách, chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, một số hộ chăn nuôi quy mô lớn mặc dù quan tâm tới công tác vệ sinh, khử trùng trong trang trại của gia đình mình nhưng lại chưa quan tâm tới môi trường xung quanh, vô hình chung gây ảnh hưởng tới hoạt động chăn nuôi trong khu vực.

Theo hướng dẫn của ngành chuyên môn, các bước tiến hành vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi cần bảo đảm đúng và đủ. Trước tiên cần dọn vệ sinh tổng thể, thu gom hết rác thải để xử lý bằng chôn lấp hoặc đốt, tuyệt đối không vứt bừa bãi ra ngoài môi trường, tiến hành vệ sinh trước bằng nước sạch thông thường, bước cuối cùng mới là khử trùng bằng hóa chất hoặc vôi bột. Lượng hóa chất sử dụng phải bảo đảm nồng độ, khi phun, rắc đúng kỹ thuật mới phát huy hiệu quả khử trùng. Nếu chưa có kiến thức, kỹ năng khử trùng môi trường chăn nuôi, người chăn nuôi có thể trực tiếp liên hệ với cán bộ thú y cơ sở để được hướng dẫn.

Ông Nguyễn Quang Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y cho biết: “Việc đồng loạt ra quân tiến hành vệ sinh môi trường chăn nuôi có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng ngừa, giảm nguy cơ dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Mặc dù ý thức về vệ sinh chăn nuôi của người dân trong tỉnh đã được cải thiện, song chúng tôi vẫn thường xuyên bám sát cơ sở, hướng dẫn, tuyên truyền cho thú y viên và người chăn nuôi về công tác an toàn vệ sinh thú y. Trong Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi cũng như thời gian tới, người chăn nuôi cần tăng cường hơn nữa các biện pháp vệ sinh, phòng bệnh, bảo đảm môi trường chăn nuôi an toàn là điều kiện tiên quyết để đem lại sản phẩm chăn nuôi chất lượng, sản xuất bền vững”.

Vi Ngoan

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang