• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thu nhập cao nhờ nuôi ong

Nguồn tin: Báo Quảng Trị, 08/11/2016
Ngày cập nhật: 9/11/2016

Năm 2013, ba anh em ruột là Lê Thanh Phong, Lê Hoàng Phi và Lê Hoàng Phước ở thị trấn EaPốk, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã quyết định chọn mảnh đất lành Cam Thủy (huyện Cam Lộ, Quảng Trị) để lập nghiệp. Được sự giúp đỡ của các hộ dân ở thôn Thiện Chánh trong việc cho mượn rừng tràm, họ đã đầu tư nuôi ong có quy mô lớn. Sau gần 3 năm miệt mài với công việc, đến nay ba anh em nhà họ Lê không chỉ thu hồi được vốn mà còn lãi ròng hơn 1 tỷ đồng mỗi năm từ nuôi ong.

Mô hình nuôi ong Ý của ba anh em Phước mang lại hiệu quả kinh tế cao

Chúng tôi vào thăm khu rừng tràm mà ba anh em Phong, Phi và Phước đầu tư nuôi ong ở thôn Thiện Chánh. Hơn 1.000 thùng ong tại đây được kê cao ráo, xếp theo từng hàng ngay ngắn trông rất thích mắt. Một lán trại nhỏ được dựng lên đơn giản đủ để kê tấm phản làm giường, cạnh đó là chiếc bếp ga nhỏ gọn, ít đồ dùng để nấu ăn và chiếc đèn dầu thắp vào ban đêm để sống và gắn bó với những đàn ong. Dẫn khách tham quan những thùng ong đã đầy mật, anh Phước cho biết: “Gia đình tôi có kinh nghiệm nuôi ong từ hàng chục năm nay. Ba anh em tôi được bố truyền nghề từ nhỏ. Loại ong chúng tôi nuôi chủ yếu là ong Ý. Đây là loại ong mật ngoại cho thu nhập gấp nhiều lần ong nội. Trước đây anh em tôi chủ yếu nuôi ong ở quê nhưng sau khi tìm hiểu thông tin loại ong Ý thích hợp với điều kiện tự nhiên ở Cam Thủy nên chúng tôi đã đến đây đề xuất mượn rừng tràm nuôi ong và được người dân trong xã tạo điều kiện ở lại làm ăn lâu dài. Bước đầu chúng tôi đầu tư 1.100 thùng ong Ý và chi phí thức ăn cho ong với tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng. Hàng năm, chúng tôi tập trung nuôi và lấy mật ong vào các tháng từ 1-8 và 12 âm lịch. Bình quân 12 ngày, mật ong được lấy 1 lần với khoảng hơn 8 tấn mật (giá mỗi tấn mật từ 18-20 triệu đồng), trừ chi phí lãi trên 150 triệu đồng/ tháng. Những tháng cao điểm hoa tràm nở thì ong tự đi hút mật, những tháng cuối mùa hoa tràm chúng tôi cho ong ăn thêm các loại thức ăn bổ dưỡng để đảm bảo chất lượng mật như: bột đậu nành, đường cát trắng, phấn hoa tự nhiên, sữa bột trẻ em Dielac, thuốc bổ Apimivit. Thị trường tiêu thụ mật ong rất thuận lợi, hàng tháng công ty chuyên thu mua mật ong chế biến và xuất khẩu ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước ra tận rừng để thu mua mật của chúng tôi nên không phải lo lắng về đầu ra sản phẩm”.

Nuôi ong Ý mang lại hiệu quả kinh tế cao mà không đòi hỏi phải tốn nhiều nguồn nhân lực. Theo anh Phước, để duy trì và phát triển có hiệu quả đàn ong Ý thì quá trình nuôi cần chủ động chia đàn ong để giảm hiện tượng chia đàn tự nhiên và tăng số đàn ong. Mỗi khi thời tiết xấu, ong không tự tìm thức ăn được thì phải cho ong ăn các loại thức ăn có sẵn kịp thời, cách pha trộn thức ăn phải đảm bảo đúng liều lượng. Vì phải thường xuyên túc trực ngày đêm trong rừng để chăm sóc ong, cho ong ăn, lấy mật… nên ba anh em Phước rất ít ra khỏi rừng. Cuộc sống họ rất đơn giản, không điện sáng, không ti vi, mọi thông tin chủ yếu cập nhật trên điện thoại nhưng ba anh em vẫn vui vẻ, miệt mài với việc nuôi ong. Qua gần 3 năm đầu tư nuôi ong ở Cam Thủy, không chỉ thu hồi lại vốn mà còn có nguồn tiền tích luỹ hàng trăm triệu đồng/người. Bây giờ, đã cuối mùa lấy mật, ba anh em chuẩn bị hành lý, mang theo 1.100 thùng ong về quê và hẹn tháng 12 âm lịch sẽ quay lại Cam Thủy tiếp tục gắn bó với nghề nuôi ong lấy mật.

Mô hình nuôi ong Ý của ba anh em Phong, Phi, Phước được nhiều hộ dân ở Cam Thủy tìm đến tham quan, học tập. Không giấu nghề, các anh sẵn sàng truyền lại kinh nghiệm nuôi ong ngoại cho người dân ở địa phương. Hiện nay, ngoài mô hình nuôi ong của anh em Phước, toàn xã Cam Thủy có hơn 160 tổ ong. Đây là một mô hình làm ăn mới, chi phí đầu tư thấp, thời gian thu hoạch nhanh nhưng hiệu quả kinh tế cao. Bình quân 1 tổ ong của người dân cho thu nhập từ 2 - 2,5 triệu đồng/năm. Thông qua việc nuôi ong lấy mật, người dân Cam Thủy có thêm nguồn thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống. Ông Lê Nhật Tiên, Chủ tịch UBND xã Cam Thủy cho biết, thời gian tới, UBND xã Cam Thủy tiếp tục định hướng cho người dân duy trì và phát triển mô hình nuôi ong lấy mật. Phấn đấu hình thành tổ hợp tác nuôi ong lấy mật và xây dựng được thương hiệu sản phẩm mật ong Cam Thủy.

Bài, ảnh: KÔ KĂN SƯƠNG

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang