• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vươn lên làm giàu nhờ áp dụng KHKT vào chăn nuôi bò sữa

Nguồn tin: Khuyến Nông TPHCM, 01/11/2016
Ngày cập nhật: 4/11/2016

Anh Phạm Văn Vũ, ngụ tại số 123, ấp Xóm Trại, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TPHCM đã 11 năm liền (2005 – 2015) đạt Danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố; cũng là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp trung ương và nhiều năm liền nhận được Bằng khen của UBND thành phố.

Khởi nghiệp chăn nuôi bò từ năm 1997 với vài con bò sữa, do chưa nắm vững kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và chưa tiếp cận được những tiến bộ KHKT nên thu nhập chỉ đủ trang trãi cho cuộc sống hằng ngày. Không bằng lòng với kết quả đạt được, ý thức sự học hỏi là quan trọng, anh tìm đến những mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao để học tập kinh nghiệm, nhờ sự quan tâm giúp đỡ của Trạm khuyến nông Củ Chi, Hội Nông dân đã tạo điều kiện cho anh được tham dự nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, tham quan học tập một số mô hình chăn nuôi bò sữa đạt hiệu quả cao trong, ngoài tỉnh và tại Thái Lan, nhờ vậy anh đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và áp dụng vào mô hình chăn nuôi của gia đình, vì thế đàn bò giống sinh sản tốt, ít bệnh tật và tất cả bê cái sinh ra đạt tiêu chuẩn đều được chọn lọc giữ lại để nhân đàn. Hiện nay, tổng đàn bò sữa của gia đình là 45 con, trong đó có 20 con đang cho sữa, trung bình mỗi con cho 15 kg sữa/ngày (4575 kg sữa/chu kỳ 305 ngày), chất lượng sữa đáp ứng yêu cầu nhà thu mua, với giá bán cho Công ty Friesland Campina bình quân 11.040 đ/kg sữa.

Trước đây, việc chăm sóc đàn bò sữa chủ yếu là lao động thủ công từ khâu cắt cỏ, băm cỏ, vắt sữa, cho bò ăn,... Tuy nhiên, qua các cuộc tham quan, hội thi bò sữa trong và ngoài huyện, anh được xem những mô hình chăn nuôi có ứng dụng cơ giới hóa như máy vắt sữa, máy băm thái cỏ, máy trộn thức ăn TMR. Đặc biệt được Trung tâm Khuyến nông TPHCM hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ KHKT và hỗ trợ 50% chi phí mua máy vắt sữa và hệ thống làm mát chuồng trại; hỗ trợ 100% chi phí mua giống cỏ Mulato II và cỏ Mombasa cho mô hình trồng thâm canh cỏ chất lượng cao. Nhờ vậy, gia đình anh đã quyết định cải tạo lại chuồng trại, thiết lập sân chơi cho bò vận động, trang bị thêm thiết bị rửa máy vắt sữa, máy băm thái cỏ, máy trộn thức ăn TMR, xây dựng hầm biogas 12m3 để xử lý chất thải và tận dụng chất đốt, trồng thâm canh 7.000m2 cỏ voi và cỏ sả để đủ cung cấp thức ăn thô xanh quanh năm cho đàn bò hiện hữu. Với bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi và điều quan trọng là anh không bao giờ bỏ qua cơ hội gặp gỡ các nhà khoa học để nắm bắt những tiến bộ KHKT.

Qua thời gian dài chăm sóc nuôi dưỡng, anh Vũ đã đúc kết được kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa HF như sau: muốn nuôi bò thành công trước hết phải chọn con giống tốt, thức ăn phải cân đối nhu cầu dinh dưỡng, nhiều thức ăn tinh sẽ dẫn đến bệnh về chân, móng; nếu khẩu phần thiếu chất dinh dưỡng thì bò cao sản trở thành hạ sản. Đối với bò đang cho sữa, nếu thay đổi thức ăn đột ngột thì 3 ngày sau mới lấy lại phong độ sữa cũ. Đặc biệt là thiếu nước thì sản lượng sữa sẽ giảm đáng kể, ngoài ra để kéo dài thời gian khai thác, tốt nhất nên cho bò phối giống vào khoảng 2 – 3 tháng sau khi sinh và phải cạn sữa ít nhất 2 tháng trước khi sinh. Ngoài ra, cần phải thay đổi tập quán cho ăn trong chăn nuôi bò sữa đó là trộn đều các loại thức ăn tinh (cám hỗn hợp, hèm bia, xác mì) và thô (cỏ tươi) thành hỗn hợp trước khi cho bò ăn, nhưng tuyệt đối không trộn lẫn hỗn hợp thức ăn tinh với nước cho bò húp vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của đàn bò. Đồng thời, phải tận dụng diện tích để trồng cỏ Mulato II, đây là giống cỏ mới có năng suất bình quân 220 tấn/ha/năm (9 lứa cắt/năm); tỷ lệ thân/lá là 15/85 (%), tỷ lệ sử dụng 90% cao hơn so với cỏ voi (thân/lá = 70/30%, tỷ lệ sử dụng 65%) và cỏ VA06 (thân/lá = 75/25%, tỷ lệ sử dụng 65%); giá trị dinh dưỡng cao: vật chất khô (max) 19%, đạm (max) 13,5%, xơ (max) 28,5%.

Ths. Liễu Kiều

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang