• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Những CCB làm giàu từ nuôi ong mật

Nguồn tin: Báo Thái Bình, 01/11/2016
Ngày cập nhật: 2/11/2016

Những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình luôn tập hợp, đoàn kết hội viên, chia sẻ kinh nghiệm nuôi ong lấy mật nhằm nâng cao thu nhập cho hội viên, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái nói chung, khu vực bảo tồn thiên nhiên ven biển của huyện nói riêng.

Cựu chiến binh Tô Xuân Xướng bên đàn ong của gia đình.

Nếu như những năm trước đây, đời sống hội viên hội CCB các xã ven biển của huyện Tiền Hải chủ yếu dựa vào việc chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản thì việc Huyện hội thành lập Hội nuôi ong lấy mật bảo vệ môi trường đã mở ra hướng đi mới giúp nhiều hội viên có thu nhập ổn định từ việc khai thác mật ong. Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, những năm qua, CCB Lê Trường Thiên, thôn Thúy Lạc, xã Nam Phú luôn chủ động tích lũy kinh nghiệm nuôi ong. Nhờ thế mà hơn 15 năm qua, từ 4 tổ ong mật, gia đình ông đã phát triển thành 50 đàn ong, một năm thu về từ 100 - 120 triệu đồng tiền lãi. Ông Thiên chia sẻ: Người nuôi ong cần biết cách củng cố và tái đàn vì đây là bước quan trọng quyết định đến cả một mùa vụ, ngoài ra người nuôi cần chủ động theo dõi tình hình sức khỏe của đàn ong, tránh để ong chúa bay mất. Ở Nam Phú không chỉ có ông Thiên nuôi ong giỏi mà còn rất nhiều CCB cũng làm giàu từ nuôi ong mật... Thời gian cao điểm, toàn xã có hơn 22 hội viên CCB nuôi ong mật với trên 200 đàn.

Cũng như gia đình CCB Lê Trường Thiên, CCB Tô Xuân Xướng ở thôn Đông, xã Tây Giang, Chi hội trưởng Chi hội Nội Đồng Hội nuôi ong lấy mật bảo vệ môi trường cũng tập trung phát triển kinh tế từ nuôi ong. Ông Xướng chia sẻ: Từ khi thành lập đến nay, Chi hội Nội Đồng hội nuôi ong lấy mật bảo vệ môi trường tích cực đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của việc nuôi ong, thu hút nhiều người tham gia. Từ năm 2007 đến nay, Chi hội đã thu hút trên 30 hội viên, địa bàn trải rộng từ 6 lên 11 xã, tổng đàn ong toàn Chi hội lên đến hơn 300 đàn.

Được thành lập từ năm 1999 với 47 hội viên sinh hoạt tại 4 chi hội, đến nay số hội viên Hội nuôi ong lấy mật bảo vệ môi trường ở huyện Tiền Hải đã tăng lên con số hơn 100 hội viên với hơn 550 đàn ong, một năm thu về từ 3 - 5 tấn mật ong, giá trị kinh tế ước 500 - 700 triệu đồng/năm. Nhớ lại những ngày đầu Hội nuôi ong lấy mật bảo vệ môi trường đi vào hoạt động, ông Nguyễn Hải Đường, Chủ tịch Hội CCB huyện Tiền Hải chia sẻ: Với một tổ chức kinh tế tự nguyện, hoạt động theo hình thức tự sản xuất, tự tiêu thụ, không có kinh phí mà hoạt động theo tính xã hội hóa thì việc duy trì và phát huy phong trào trong hội là hết sức khó khăn. Nhiệm vụ chính trong những năm đầu của Hội là tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phối hợp với cán bộ của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tổ chức các lớp tập huấn kiến thức cho 125 hội viên. Ngoài nuôi ong lấy mật và bảo vệ môi trường, thông qua việc chăm sóc, thả ong, những năm qua các hội viên đã tham mưu giúp chính quyền và các cơ quan chức năng kịp thời ngăn chặn và xử lý hàng trăm vụ phá rừng ngập mặn, săn bắn chim muông. Đặc biệt, năm 2004 hội viên còn phát hiện và phối hợp với Bộ đội Biên phòng bắt gọn các đối tượng định vượt biên trái phép bằng đường biển.

Cũng theo ông Đường, hiện nay một số hộ nuôi ong ở các xã ven biển đang gặp rất nhiều khó khăn do bão số 1 gây thiệt hại nặng nề, nhiều hội viên có đàn ong bị vỡ tổ bay đi mất, chưa có điều kiện để tái đàn. Bên cạnh đó, việc nhiều chủ nuôi “du mục” đưa ong đến rừng sú, rừng vẹt để khai thác (có khi số lượng đàn ong đến hơn 2.500 đàn) khiến cho sản lượng mật thất thoát hơn 37 tấn. Để giúp hội viên tháo gỡ khó khăn, thời gian tới, Hội CCB huyện Tiền Hải tiếp tục xây dựng và mở rộng mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm hợp tác, giúp đỡ hội viên về kỹ thuật nuôi ong. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng đoàn viên, thanh niên trong huyện, Ban Quản lý khu du lịch sinh thái cồn Vành và hội CCB các xã tích cực thu gom rác thải, bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái.

Tiến Đạt

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang