• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi dê: Làm chơi, ăn thật

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 28/01/2016
Ngày cập nhật: 30/1/2016

Ông K’Sêm (thôn 4, xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) nói: “Cách đây 8 năm, gia đình tôi mua 1 con dê giống về nuôi, với giá chỉ 400.000 đồng. Dê đến kỳ sinh sản thì đi mượn dê đực về cho phối giống. Vậy mà, 1 năm sau, gia đình tôi đã có 6 con dê con. Hiệu quả ban đầu mà con dê giống này mang lại đến tôi cũng phải bất ngờ!”.

Sở dĩ ông K’Sêm nói vậy là vì, so với nuôi bò hoặc trâu, dê nhẹ hơn về tiền vốn, lại ít tốn công chăm sóc. Thêm nữa, dê có khả năng thích nghi tốt, ít bệnh tật. Thức ăn cho loài vật này khá phong phú, có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có xung quanh. Chuồng trại cũng hết sức đơn giản và không chiếm quá nhiều diện tích. Ngoài ra, dê còn có khả năng sinh trưởng khá nhanh, chỉ trong một thời gian ngắn là đã có thể xuất chuồng hoặc cho sinh sản. “Anh coi, từ 1 con dê giống, đến nay, gia đình tôi duy trì ổn định 12 con giống. Chưa kể những con dê đã bán, dê mới đẻ và dê đực” - vợ ông K’Sêm nói thêm.

Đàn dê của gia đình ông K’Sêm

Theo vợ chồng ông K’Sêm, 1 năm, dê sinh sản 2 lứa, mỗi lứa từ 2 - 3 con. Sau 6 tháng nuôi, cân nặng trung bình của dê đạt khoảng 30kg. Ở thời giá hiện tại, 1kg thịt dê bán 120.000 đồng, còn 1 cặp dê giống có giá 4,5 triệu đồng. “Gia đình tôi vừa làm vừa chơi cũng kiếm được 40 triệu đồng/năm tiền lãi từ nuôi dê mà không cần phải tái vốn nuôi lại” - ông K’Sêm chia sẻ.

Tuy nhiên, ông K’Sêm cho rằng, để nuôi dê đạt hiệu quả kinh tế cao, phải biết làm chuồng trại cũng như cần theo dõi, quản lý đàn dê chặt chẽ. Chuồng nuôi dê cần thông thoáng, sạch sẽ, tránh nắng nóng và ẩm ướt. Bên cạnh đó, chuồng trại cần phải thường xuyên quét dọn, vệ sinh, tiêu độc, khử trùng. Khâu theo dõi (chế độ ăn, phối giống và phòng bệnh) cũng cần được tính toán kỹ lưỡng. Nếu phát hiện dê bị bệnh, cần cách ly và chữa trị kịp thời để tránh lây nhiễm, gây thiệt hại cho cả đàn.

Cũng theo ông K’Sêm, nuôi dê theo hình thức chăn thả hoặc nuôi nhốt trong chuồng trại đều được. Tùy vào điều kiện địa phương và gia đình để chọn hình thức chăn nuôi phù hợp. Mỗi cách nuôi đều có những ưu, nhược riêng. Tuy vậy, nuôi dê theo hình thức nhốt chuồng sẽ có nhiều lợi ích hơn, như: không mất công chăn thả, không bị lây nhiễm nguồn bệnh từ bên ngoài. Chăn nuôi theo hình thức này còn tránh được rủi ro bị mất dê và còn có thêm nguồn phân dê để chăm bón thêm cho cây cà phê. Hơn nữa, vì là dê nhốt chuồng, nên việc loại thải con giống và ghép đôi giao phối có thể thực hiện một cách chủ động hơn so với dê chăn thả và do đó năng suất, chất lượng con giống cũng từ đó được nâng cao... “Về cách chăn nuôi của gia đình, tôi chọn cả 2 cách trên, vừa chăn thả vừa nhốt chuồng. Nếu có thời gian rảnh rỗi, tôi lùa đàn dê đi chăn. Gặp hôm bận công việc thì nhốt dê trong chuồng” - ông K’Sêm cho biết.

Qua khảo sát thực tế, thời gian gần đây, tại xã Đinh Trang Hòa, một số hộ dân tộc thiểu số đã bắt đầu chăn nuôi dê. Một trong số hộ này trao đổi: “Mình ít vốn, lại thiếu đất sản xuất, nên tìm con dê về nuôi là phù hợp nhất. Kỹ thuật nuôi dê không khó, thức ăn lại là những thứ sẵn có ở địa phương (chỉ bỏ công cắt cỏ, lá cây)”.

Trong khi chúng tôi đang trao đổi, thì có 2 người ở B’Kẻh (xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm) đến hỏi mua dê giống. Tôi nghĩ, phải chăng người dân tộc thiểu số K’Ho, Mạ đã bắt đầu thấy được hướng đi mới trong việc chăn nuôi dê, một mô hình khá phù hợp với bà con, nhất là những hộ nghèo, ít vốn.

TRỊNH CHU

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang