• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Triển vọng mô hình nuôi chim bồ câu công nghiệp

Nguồn tin: Báo Vĩnh Phúc, 27/10/2016
Ngày cập nhật: 30/10/2016

Được đánh giá là một trong những con vật dễ nuôi, ít bệnh tật, sức đề kháng cao, dễ chăm sóc, trong những năm gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã lựa chọn mô hình nuôi chim bồ câu theo hướng công nghiệp nhằm nâng cao thu nhập, góp phần phát triển kinh tế gia đình.

Với 500 đôi bồ câu sinh sản, gia đình anh Nguyễn Văn Lợi, xã Bình Dương (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) thu nhập trên 15 triệu đồng/tháng.

Từng bôn ba ở nhiều nơi, với nhiều ngành nghề khác nhau nhưng lựa chọn mô hình nuôi chim bồ câu theo hướng công nghiệp ngay tại quê nhà là điểm dừng chân cuối cùng mà anh Nguyễn Văn Lợi, xã Bình Dương (Vĩnh Tường) chọn để phát triển kinh tế gia đình. Chia sẻ về ý tưởng đó, anh cho biết: Trước khi bắt tay vào chăn nuôi, tôi đã tìm hiểu và đi thực tế khá nhiều mô hình kinh tế gia trại, trang trại trong và ngoài tỉnh. Nhiều khi thấy người dân rất vất vả, cùng nhau đầu tư vào cây trồng hay vật nuôi nhưng đến khi thu hoạch lại rơi vào nghịch lý “được mùa mất giá mà được giá lại mất mùa”. Vì vậy, để thoát khỏi thực trạng đó, tôi nghĩ mình phải lựa chọn những sản phẩm mà khi làm ra luôn được thị trường đón nhận và không bị rớt giá. Sau khi tìm hiểu thực tế và tham khảo trên sách, mạng internet, tôi được biết bồ câu là con vật có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các con vật đang được nuôi tại vùng nông thôn như: Dễ chăm sóc, ít mắc bệnh, thời gian thu hoạch dài, chỉ mua giống lần đầu sau đó có thể tự nhân giống, sức đề kháng cao... Đặc biệt, bồ câu là con vật không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao chỉ tuân thủ đúng quy trình phòng bệnh, tiêm phòng vacxin định kỳ khoảng 3 lần /năm, không gian chuồng trại thoáng mát vào mùa Hè và ấm áp vào mùa Đông, có ánh sáng, sạch sẽ và cung cấp đầy đủ thức ăn, nguồn nước. Mật độ chuồng nuôi không được quá dày hay quá thưa để tránh dịch bệnh, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng dẫn đến giảm lượng sinh nở chim non, kém hiệu quả kinh tế.

Để đảm bảo số lượng trứng chim khi ấp cần có máy ấp trứng vì trứng chim chỉ thích hợp với nhiệt độ khoảng 37- 37,50c, vào mùa hè có hôm nhiệt độ lên tới 39-40 0c sẽ gây hỏng phôi trứng. Tuy nhiên, trong khi đưa trứng chim vào máy ấp cần phải làm trứng giả để chim mẹ vẫn ấp trứng bình thường vì nếu chim bồ câu không được ấp trứng sẽ không nuôi chim con. Khi thời tiết thay đổi, hay chuyển mùa, lúc chim thay lông cần cho chim ăn thêm các loại vitamin như: B-comlex, B1, B12, điện giải, men tiêu hóa... để tăng sức đề kháng, phòng tránh dịch bệnh. Với 500 cặp chim bồ câu sinh sản, vừa cung cấp chim giống và chim thịt trên thị trường, trung bình 1 tháng, gia đình anh Lợi thu nhập trên 15 triệu đồng. Ngoài ra, để tận dụng thời gian và thức ăn dư thừa, gia đình anh còn nuôi thêm gần 50 con gà chọi, gần 30 con lợn thịt. Với suy nghĩ lấy ngắn nuôi dài, trong thời gian tới, sau khi tích cóp được vốn, gia đình anh sẽ nâng số lượng đàn chim bồ câu lên khoảng 1.000 đôi.

Đã có trên 10 năm kinh nghiệm nuôi gà và đem lại thu nhập tương đối cao nhưng hiện nay, ông Nguyễn Văn Mến, xã Tam Hồng (Yên Lạc) lại chuyển sang mô hình nuôi chim bồ câu công nghiệp. Vậy, nguyên nhân từ đâu có sự thay đổi như vậy? Ông Mến cho biết: Qua tìm hiểu, tôi thấy bồ câu là loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, thơm ngon, giá thành hợp lý nên nhu cầu tiêu dùng trên thị trường rất lớn, dễ nuôi, ít bệnh tật. Từ lúc chim con đến khoảng 6 tháng là chim bắt đầu sinh sản, có thể đẻ 6- 7 lứa/năm, mỗi lứa 2 trứng. So với chăn nuôi gà, bồ câu đem lại thu nhập cao hơn, ít công chăm sóc hơn. Đó chính là lý do mà tôi lại chuyển sang chăn nuôi chim bồ câu. Hiện tại, gia đình tôi đang nuôi 300 đôi bồ câu sinh sản. Hàng tuần, thương lái đến tận nhà thu gom chim bồ câu thịt và giống, nhiều khi còn không đủ lượng hàng để cung cấp. Thu nhập trung bình khoảng 100 triệu đồng/năm. Nuôi chim bồ câu cũng như các loại gia cầm khác điều quan trọng nhất là phải lựa chọn con giống tốt, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phòng dịch định kỳ và thức ăn đầy đủ. Trong thời gian tới, gia đình tôi sẽ nhân rộng số lượng đàn chim lên khoảng 500-600 đôi.

Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều hộ gia đình đang nuôi chim bồ câu công nghiệp trên địa bàn đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế. Với những lợi thế, ưu điểm như vậy, hy vọng rằng mô hình nuôi chim bồ câu theo hướng công nghiệp sẽ ngày càng được nhân rộng, là cơ hội để các hộ thuần nông mà kinh tế còn gặp nhiều khó khăn có thể đầu tư chăn nuôi góp phần nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế gia đình xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Hồng Tính

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang