• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Triển vọng từ lai tạo giống bò thịt cao sản

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 14/10/2016
Ngày cập nhật: 15/10/2016

Đề tài khoa học “Lai tạo giống bò thịt cao sản thích hợp với điều kiện chăn nuôi tại Lâm Đồng” do Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên chủ trì vừa được nghiệm thu và được đánh giá là đề tài có giá trị khoa học và tính thực tiễn cao.

Từ tháng 8/2013 - 8/2016, tại các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh và TP Bảo Lộc, nhóm thực hiện đề tài đã lai tạo thành công 3 nhóm bò lai cao sản giữa các giống đực Brahman, Drought Master và Red Angus với bò nền laisind bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo và đều sinh trưởng, phát triển tốt tại Lâm Đồng.

Hiện trạng chăn nuôi bò ở Lâm Đồng

Việc chăn nuôi bò thịt tại Lâm Đồng vẫn còn một số tồn tại như: Chăn nuôi bò tập trung trong các nông hộ với quy mô nhỏ và vừa; phương thức chăn nuôi chủ yếu là bán chăn thả; tỷ lệ các giống bò lai cao sản thấp. Phát triển các giống cỏ chăn nuôi và chế biến, dự trữ thức ăn cho đàn bò còn hạn chế, thức ăn cho bò bị thiếu làm giảm năng suất và chất lượng thịt.

Tổng đàn bò của toàn tỉnh tính đến tháng 12/2012 là 75.376 con, tăng hơn năm 2011, nhưng tương đương với năm 2009. Trong đó, các huyện có số lượng lớn là huyện Đơn Dương, Đức Trọng và Cát Tiên.

Tiến hành điều tra trên 180 hộ chăn nuôi cho thấy: Số lượng đàn bò thịt trung bình/hộ là 5,2 con, trong đó, đa số các hộ nuôi với quy mô nhỏ hơn 5 con (chiếm 75,6%), số hộ nuôi với quy mô hơn 20 con rất thấp, chỉ chiếm 4,3%.

Đàn bò hiện được nuôi chủ yếu là bò laisind (chiếm 77,9%); bò vàng địa phương là 18,7%; các giống bò lai cao sản khác như Brahman, Druoght Master, Red Angus… có tỉ lệ thấp, chỉ chiếm 3,4%.

Tiến hành khảo sát ở 180 hộ chăn nuôi bò, cho thấy có 95 hộ trồng cỏ (chiếm 52,8%), còn lại là các hộ chăn nuôi sử dụng hoàn toàn vào đồng cỏ tự nhiên. Chính vì vậy, không chủ động được nguồn thức ăn xanh cho bò, đặc biệt là vào mùa khô, do đó năng suất đàn bò thấp.

Các hộ có sử dụng phụ phẩm làm thức ăn cho bò nhưng mức độ sử dụng còn thấp, chủ yếu là rơm lúa (44,7%) với việc cho ăn tươi và phơi khô dự trữ. Việc chế biến ủ u rê hoặc ủ chua hầu như không được áp dụng, số còn lại là sử dụng các loại khác như thân cây bắp sau thu hoạch, dây đậu phụng và các loại rau đậu đỗ nhưng tỉ lệ rất thấp.

Giá trị thực tiễn cao

Quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò lai cao sản cũng đã được nhóm nghiên cứu xây dựng phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại Lâm Đồng và đã xây dựng 10 mô hình chăn nuôi bò lai cao sản tại huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh và TP Bảo Lộc. Các quy trình áp dụng tất cả các kỹ thuật như: Phối tinh nhân tạo các giống bò cao sản, trồng cỏ chăn nuôi, chế biến thức ăn cho bò từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp, vỗ béo bò và các mô hình đều mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đề tài đã đào tạo được 13 kỹ thuật viên tại cơ sở. Sau khóa học, các học viên đã được tham gia thực hiện các bước của đề tài.

Cơ quan chủ trì cũng đã tiến hành tập huấn cho 100 nông dân, trang bị cho họ một số kỹ thuật cơ bản về chăn nuôi bò thịt.

Tổ chức hội nghị đầu chuồng cho 120 người, nhằm giới thiệu cho người nông dân các giống bò thịt cao sản được lai tạo địa phương, được quan sát và chia sẻ, học tập kinh nghiệm nuôi bò thịt cao sản của các mô hình để áp dụng vào mô hình của mình một cách hiệu quả.

THY VŨ

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang