• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thái Bình: Chủ động phòng, chống rét cho đàn gia súc, gia cầm

Nguồn tin: Báo Thái Bình, 25/01/2016
Ngày cập nhật: 29/1/2016

Theo dự báo thời tiết của ngành chuyên môn, những ngày này ở các tỉnh phía Bắc nhiệt độ hạ thấp, gây rét đậm, rét hại làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đàn vật nuôi, làm tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh như lở mồm long móng, cúm gia cầm, tai xanh, các bệnh về đường hô hấp... Để chủ động giảm thiệt hại do rét hại gây ra cho đàn gia súc, gia cầm, các địa phương cần tuyên truyền vận động nhân dân chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống.

Nhân dân xã Bách Thuận (Vũ Thư - Thái Bình) chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi.

Vũ Bình (Kiến Xương - Thái Bình) là địa phương trong thời gian qua có dịch lở mồm long móng trên 16 con bò. Qua trao đổi về công tác phòng, chống rét, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, bà Phan Thị Tươi, Trưởng ban Chăn nuôi và Thú y xã chia sẻ: Với sự chủ động, tích cực trong chỉ đạo của chính quyền địa phương cùng sự phối hợp với ngành cấp trên đã khống chế được bệnh lở mồm long móng trên đàn bò. Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn đã được kiểm soát tốt. Vũ Bình đã triển khai, tổ chức tiêm vắc - xin lở mồm long móng cho 504 con gia súc tại 202 hộ chăn nuôi. Đồng thời phun 112kg hóa chất, vãi 1.450kg vôi bột để khử trùng trên địa bàn toàn xã. Trong những ngày rét đậm kéo dài, địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân không chăn thả gia súc trong những ngày nhiệt độ dưới 150C. Đồng thời có những biện pháp tích cực để chống rét, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của địa phương.

Gia đình ông Phạm Quốc Hiền, thôn Quý Đức, xã Đông Xuyên (Tiền Hải), thời gian qua thường xuyên được địa phương tuyên truyền về diễn biến thời tiết rét đậm sẽ còn kéo dài. Do đó, những ngày này, gia đình ông đã chủ động che chắn chuồng trại, lót nền bằng rơm cho đàn lợn. Chủ động nguồn thức ăn, bổ sung các chất dinh dưỡng, bảo đảm đàn lợn phát triển tốt không phát sinh bệnh trong những ngày rét đậm kéo dài.

Theo ông Phạm Thành Nhương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 1.094.894 con gia súc, 11.774.000 con gia cầm. Những ngày qua, nhiệt độ xuống thấp, rét đậm, rét hại kéo dài đây là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát triển trên gia súc, gia cầm, nhất là dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, tụ huyết trùng ở trâu, bò. Vì vậy, để hạn chế thấp nhất thiệt hại về kinh tế của các hộ chăn nuôi, Chi cục phối hợp với các địa phương, ngành chuyên môn hướng dẫn, thực hiện các biện pháp chống rét, phòng bệnh truyền nhiễm cho đàn gia súc, gia cầm và động vật thủy sản. Các địa phương nghiêm túc tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân không chủ quan lơ là, chủ động thực hiện việc phòng tránh rét cho vật nuôi. Trong đó chú trọng đến việc hướng dẫn kỹ thuật, giữ ấm chuồng trại và không thả rông gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cử cán bộ xuống nắm tình hình tại các địa phương, hộ gia đình để kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc người dân che chắn, vệ sinh chuồng trại luôn bảo đảm sạch sẽ, khô ráo, lót ấm nền chuồng bằng rơm rạ. Những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 150C cần nhốt gia súc ở trong chuồng trại và cho gia súc ăn uống đầy đủ, có các phương tiện làm ấm vật nuôi như các vật liệu bao tải, chăn... Đồng thời chủ động nguồn thức ăn dự trữ, bổ sung thêm thức ăn tinh để tăng sức đề kháng, chống chịu các loại bệnh thường gặp ở đàn gia súc trong mùa đông...

Với kế hoạch, phương án chủ động phòng, chống rét cho đàn gia súc, gia cầm tại các địa phương cộng với sự chủ động từ phía người dân, đến thời điểm hiện tại đàn gia súc, gia cầm vẫn được bảo vệ an toàn. Qua đây góp phần quan trọng trong việc duy trì, ổn định và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Cách làm thức ăn ủ men để dự trữ như sử dụng rơm ủ với Urê cho trâu bò ăn, chế biến theo công thức: hòa tan 4kg Urê + 0,5kg muối + 0,5kg vôi trong 80 lít nước phun đều cho 100kg rơm, sau đó cho vào bao nilon có đường kính 1 - 1,5m, buộc kín hoặc để ở góc chuồng, tường phủ kín bằng bao nilon, sau 7 đến 10 ngày cho trâu bò ăn khoảng 5 - 8kg/con/ngày, chia làm 2 - 3 bữa.

Đối với lợn và gia cầm nuôi thương phẩm cho ăn theo khẩu phần tự do và lợn, gia cầm sinh sản tăng khẩu phần từ 15 đến 20%.

Mạnh Thắng

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang