• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nhiều giải pháp phát triển ngành chăn nuôi vịt

Nguồn tin: Báo Đồng Tháp, 27/01/2016
Ngày cập nhật: 29/1/2016

Từ lâu, chăn nuôi vịt được xem là nghề mang lại kinh tế khá cho người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên vài năm trở lại đây tổng đàn vịt chạy đồng giảm và được kiểm soát chặt chẽ hơn. Vấn đề đặt ra cho ngành chăn nuôi là tìm giải pháp khuyến khích nông dân nuôi vịt theo hướng an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thực trạng ngành chăn nuôi vịt tại ĐBSCL

Vùng ĐBSCL có tổng đàn vịt lớn nhất cả nước với số lượng hơn 25 triệu con, chiếm 37% trên tổng đàn. Trong đó, Đồng Tháp là tỉnh có số lượng đàn vịt lớn nhất vùng, khoảng 5 triệu con, chiếm 13,5%. Tuy nhiên, việc chăn nuôi vịt của khu vực nói chung và tỉnh ta nói riêng chủ yếu là nuôi vịt chạy đồng, nuôi phân tán nên rủi ro dịch bệnh xảy ra rất cao.

Ông Mai Thế Hào - cán bộ Cục Chăn nuôi khu vực phía Nam cho biết: “Dù tổng đàn vịt tại khu vực ĐBSCL chiếm số lượng lớn trong cả nước nhưng ngành chăn nuôi vẫn còn nhiều khó khăn: nuôi nhỏ lẻ, chủ yếu chạy đồng, các hình thức chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp và chăn nuôi trang trại, công nghiệp vẫn còn hạn chế. Công tác quản lý giống cũng chưa được quan tâm đúng mức nên việc sản xuất, kinh doanh giống vịt ở các địa phương gần như bị thả nổi, không có sự quản lý, hướng dẫn của ngành nông nghiệp...”.

Ngoài ra, do người chăn nuôi sử dụng con lai thương phẩm làm giống nên rất khó phát triển đàn, khả năng kháng bệnh kém, tỷ lệ hao hụt cao, chi phí sản xuất tăng lên. Các cơ sở sản xuất giống vịt cũng không chú trọng nhiều vào việc công bố chất lượng con giống. Vì chưa có quy hoạch bộ giống tốt nên đàn vịt của nước ta thường dễ bị nhiễm bệnh, khó kiểm soát, ảnh hưởng đến chất lượng chăn nuôi. Ngoài ra, các viện, trường chưa có nhiều chương trình nghiên cứu về giống nên vịt nước ta khó có thể cạnh tranh với các giống vịt ngoại.

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, hình thức chăn nuôi vịt chạy đồng không còn phù hợp với phương thức canh tác lúa hiện nay vì nông dân trồng lúa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nhiều, có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Mặc khác, việc cơ giới hóa trong sản xuất cũng làm lượng lúa rơi vãi ít dần, khiến nguồn thức ăn cho vịt chạy đồng cũng giảm đi nhiều.

Liên kết để nâng cao hiệu quả chăn nuôi vịt

Việc nâng cao chất lượng chăn nuôi vịt là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành chăn nuôi. Qua 2 năm thực hiện tái cơ cấu ngành hàng vịt, các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL cũng thực hiện xây dựng ngành chăn nuôi dựa theo vùng lợi thế cạnh tranh, mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, các tỉnh chú trọng củng cố mạng lưới thú y cơ sở, nâng cao năng lực quản lý và giám sát dịch bệnh tại địa phương. Tổ chức liên kết giữa các trang trại chăn nuôi, doanh nghiệp chế biến thức ăn, cơ sở chế biến và phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi vịt an toàn.

Bên cạnh đó, nhiều hình thức thực hiện mang lại hiệu quả cao như liên kết khép kín chuỗi giá trị từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, con giống, trại chăn nuôi, chế biến; liên kết chăn nuôi giữa nông hộ và doanh nghiệp; liên kết giữa nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi với trang trại chăn nuôi; phát triển kinh tế hợp tác xã và tổ hợp tác trong chăn nuôi; mô hình liên kết 4 nhà...

Theo TS Nguyễn Văn Bắc - Văn phòng thường trực Nam bộ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: “Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai Dự án chăn nuôi vịt an toàn sinh học đến các tỉnh ĐBSCL và mang lại kết quả khả quan. Điển hình như tại tỉnh Long An, mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học được triển khai tại 11 hộ thuộc 3 huyện Tân Trụ, Thủ Thừa và Châu Thành với qui mô 10.000 vịt mái giống Vigova SM2 cải tiến. Qui mô mỗi hộ từ 610 – 1.150 con vịt mái. Bằng cách áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học như nuôi tập trung xa khu dân cư, tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm ngừa vắc xin cúm gia cầm, giống tốt... mang lại năng suất trứng cao hơn giống vịt cũ trên 10%, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Hơn nữa mô hình này cũng giúp đàn vịt khỏe mạnh, kháng bệnh tốt. Ngoài thu nhập từ vịt, tận dụng từ phụ phẩm của đàn vịt, mô hình còn kết hợp thả cá với năng suất đạt từ 500kg - 1 tấn cá/1.000m2 mặt nước”.

Để nâng cao hiệu quả cho ngành chăn nuôi vịt, theo Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp, tỉnh đã đề ra những giải pháp nhằm nâng cao năng suất đàn vịt nuôi, trong đó chú trọng đẩy mạnh kêu gọi giữa doanh nghiệp đầu tư, tạo mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi vịt; phân khúc thị trường nội địa và xuất khẩu. Song song đó, tập trung đẩy mạnh khoa học công nghệ vào sản xuất giúp giảm giá thành; đột phá khâu sản xuất con giống chất lượng; xây dựng thương hiệu “vịt Đồng Tháp” và các chính sách hỗ trợ người chăn nuôi liên kết sản xuất và doanh nghiệp đầu tư về đất đai, địa điểm làm trụ sở, cơ sở hạ tầng, thiết bị chăn nuôi…

Toàn tỉnh Đồng Tháp có 1.420 hộ chăn nuôi vịt, trong đó, nuôi theo hướng sản xuất trứng vịt chiếm 84,58%, còn lại là nuôi vịt sản xuất thịt và con giống. Hình thức nuôi vịt chạy đồng chiếm tỷ lệ lớn với hơn 90%. Song, người chăn nuôi vẫn còn gặp khó trong việc tiêu thụ sản phẩm khi tỷ lệ bán vịt qua thương lái vẫn còn cao, chiếm 99,18%.

Khánh Phan

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang