• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quản lý và phát triển thương hiệu gà Tiên Yên: Nỗi lo mất thương hiệu

Nguồn tin: Báo Quảng Ninh, 08/10/2016
Ngày cập nhật: 10/10/2016

Ðối với người dân Quảng Ninh, gà Tiên Yên là sản phẩm ngon có tiếng lâu nay. Nhằm nâng cao giá trị và đảm bảo tính pháp lý cho sản phẩm này, từ năm 2012, huyện Tiên Yên đã triển khai các hoạt động xây dựng thương hiệu gà Tiên Yên. Tuy nhiên, đến nay việc quản lý và phát triển thương hiệu gà Tiên Yên đang bộc lộ nhiều bất cập và có nguy cơ mất thương hiệu.

Một trong 19 điểm bán gà Tiên Yên tại phố Lý Thường Kiệt, thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên. Ảnh: Hoàng Nga

Thật, giả lẫn lộn

Theo phản ánh của người tiêu dùng, hiện thật khó để tìm mua được gà Tiên Yên “xịn”. Ðể kiểm chứng điều này, chúng tôi đã tiến hành tính toán giữa số lượng gà Tiên Yên thực tế đang nuôi trong dân và “gà Tiên Yên” được bán trên thị trường.

Theo số lượng thống kê của huyện, trung bình một ngày, lượng gà thương phẩm tiêu thụ trên địa bàn huyện khoảng 2.000kg, tương đương với khoảng 1.000 con gà. Số gà này được bán ra thông qua hệ thống chợ, 19 điểm bán trên địa bàn; 37 điểm dừng chân, 30 quán ăn dọc QL18A... Trong khi đó, cũng theo thống kê của huyện, năm 2015 số lượng gà nuôi trong dân của toàn huyện là 176.200 con, nếu tiêu thụ hết, trung bình khoảng 500 con gà/ngày (bằng 1/2 số gà tiêu thụ/ngày nói trên). Như vậy có nghĩa 1/2 số gà tiêu thụ phải nhập ở nơi khác đến. Lãnh đạo huyện cũng từng thừa nhận đã nhìn thấy một tiểu thương bán gà ở chợ Tiên Yên có 2 lồng gà, trong đó 1 lồng gà Tiên Yên, 1 lồng gà nhập từ nơi khác. Vì thế, nếu thực khách không phải là người có kinh nghiệm thì rất dễ bị mua nhầm phải gà “nhái”.

Tình trạng thật, giả lẫn lộn này góp phần khiến giá gà Tiên Yên trên thị trường không ổn định, dao động từ 120.000 - 200.000 đồng/kg, đồng thời dần làm mất niềm tin ở người tiêu dùng. Ông Hoàng Văn Quang, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tiên Yên, chia sẻ: Thời gian đầu, sau khi xây dựng nhãn hiệu chứng nhận thành công, sản phẩm gà Tiên Yên đã được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, đăng ký tiêu thụ với số lượng lớn, như Siêu thị Big C Hạ Long, Công ty Vận tải Quảng Ninh, Khách sạn Mường Thanh (TP Hạ Long); Nhà hàng Lẩu gà Xuân Nga (TP Móng Cái); Nhà hàng Quả Trám, Công ty Rural Food, Cửa hàng Eco Food (TP Hà Nội)... Tuy nhiên, hiện nay hầu hết những đơn vị trên đã ngừng nhập hàng và tất nhiên là gà Tiên Yên chưa thể đi vào được các thị trường tiềm năng, thị trường lớn. Ðối với thị trường khách lẻ, người tiêu dùng cũng dần không mặn mà với gà Tiên Yên mà chuyển sang mua loại gà khác.

Câu chuyện thật, giả lẫn lộn của thương hiệu gà Tiên Yên làm chúng tôi nhớ về thương hiệu gà đồi Yên Thế (Bắc Giang). Năm 2011, gà đồi Yên Thế được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) trao bằng chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá, trở thành con vật nuôi đầu tiên trong cả nước được bảo hộ. Ngay sau đó nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gà này tăng đến trên 5 triệu con với mức giá cao. Thế nhưng do hám lời, không ít người đã không đảm bảo theo đúng quy trình nuôi, thậm chí trà trộn gà ngoại lai để lấy mác gà đồi Yên Thế, nên chỉ 1 năm sau đó, số lượng tiêu thụ gà đồi Yên Thế trên thị trường sụt giảm chóng mặt, người nuôi gà nhận “quả đắng” khi lỗ từ 7.000 - 10.000 đồng/kg, dẫn đến cảnh nợ nần chồng chất.

Ðàn gà Tiên Yên nuôi gần 5 tháng của gia đình chị Trần Thị Bình (thôn Bản Cải, xã Phong Dụ) cân nặng trung bình gần 2kg/con.

Tránh tình trạng “tham bát bỏ mâm”

Ông Lý Văn Thắng, Phó Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện, khẳng định, mấu chốt dẫn đến tình trạng thương hiệu gà Tiên Yên đang thật, giả lẫn lộn như hiện nay chính là cung không đủ cầu. Có thể thấy quy trình chăn nuôi xây dựng thương hiệu gà Tiên Yên tuy chặt chẽ nhưng lại dễ thực hiện. Ðiều kiện bắt buộc phải là giống gà Tiên Yên thuần chủng, được nuôi trong thời gian từ 8-10 tháng, thức ăn chủ yếu là thóc và các thức ăn tự nhiên khác (trừ 2 tháng đầu có thể bổ sung thức ăn cám), mật độ nuôi thả ít nhất đạt 10m2/con. Dễ nuôi như thế sao “cung lại không đủ cầu?”. Ông Lý Văn Thắng giải thích: Là do số lượng gà giống Tiên Yên không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, dẫn đến lượng gà thương phẩm thấp. Toàn huyện hiện có 2 cơ sở sản xuất giống gà nhân tạo. Ðến hết tháng 6-2016, lượng giống của 2 cơ sở này đạt gần 52.000 con, chỉ mới đáp ứng được khoảng 1/10 nhu cầu nuôi của người dân. Số lượng giống đã ít, trong khi nhiều con giống vẫn kiểu dáng lộ cộ, phân ly mạnh, chưa có kiểu hình đặc thù, không nhận định được. Bên cạnh đó, việc người nuôi không tuân thủ theo đúng quy trình chăn nuôi cũng làm cho chất lượng gà Tiên Yên ngày càng giảm. Ðiều này khiến cho chất lượng gà Tiên Yên “xịn” không có sự cách biệt nhiều so với gà từ nơi khác nhập về.

“Mục sở thị” tại nhà chị Trần Thị Bình (thôn Bản Cải, xã Phong Dụ) chúng tôi thấy: Với diện tích khoảng 2.000m2, chị Bình đang chăn thả khoảng 500 con gà Tiên Yên (trung bình 4m2/con); nuôi chưa đầy 5 tháng nhưng chị Bình khẳng định gà đã có thể xuất bán. Trong khi đó nếu theo đúng quy trình nuôi của gà Tiên Yên, chị Bình chỉ có thể nuôi được khoảng 200 con và phải ít nhất 3 tháng nữa mới xuất bán được. Hiện không chỉ có chị Bình mà phần nhiều các trang trại, gia trại chăn nuôi gà Tiên Yên không thực hiện đúng quy trình nuôi đã đề ra.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, việc buông lỏng công tác quản lý của địa phương cũng khiến cho chất lượng gà Tiên Yên giảm sút. Bởi lẽ, mặc dù đã được xây dựng và lựa chọn logo cũng như đã hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu gửi Cục Sở hữu trí tuệ để bảo hộ độc quyền cho sản phẩm, nhưng trong một thời gian khá dài, việc chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm gà Tiên Yên không có sự giám sát, thanh, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước.

Chính từ những bất cập, hạn chế trên đã ảnh hưởng đến thương hiệu gà Tiên Yên. Không ít người dân Tiên Yên cũng khẳng định, hiện nay tìm được con gà Tiên Yên ngon như gà ngày xưa là khá hiếm.

Hoàng Nga - Việt Hoa

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang