• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi ong lấy mật: Vốn ít, lãi nhiều

Nguồn tin: Báo Bà Rịa Vũng Tàu, 02/10/2016
Ngày cập nhật: 4/10/2016

Thợ nuôi ong đang dưỡng ong tại trang trại nuôi ong của anh Lê Thanh Quyết (ấp 4, xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc).

Tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, những năm gần đây nghề nuôi ong lấy mật phát triển mạnh. Đã có nhiều trại nuôi ong lấy mật thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nắng vừa lên, dưới những tán rừng cao su xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc), những người thợ nuôi ong đã bắt đầu làm việc. Anh Lê Thanh Quyết, chủ trại nuôi ong (ấp 4, xã Bưng Riềng) đi dọc theo những chiếc thùng gỗ nuôi ong trên tay cầm theo một cái lon đựng củi hun khói để phòng ong đốt. Dở một nắp thùng, anh Quyết nhẹ nhàng đưa chiếc khung cầu (nơi ong sống và sản xuất mật, sáp ong và phấn hoa) lên kiểm tra. Anh Quyết cho biết, mỗi thùng có 8-10 khung cầu với khoảng 22.000 con. Thùng nào nhiều con hơn, anh chia đàn sang các thùng khác để ong khỏe. Ong khỏe mới cho sản lượng mật nhiều và ngon được. Hiện tại trang trại của anh Quyết có khoảng 500 thùng nuôi ong, đặt dưới tán rừng cao su và rừng tràm. Mỗi năm trang trại của anh đầu tư ban đầu chỉ khoảng 100 triệu đồng, nhưng mỗi năm thu hoạch được khoảng 15-20 tấn mật, chủ yếu bán cho các công ty để xuất khẩu sang các nước châu Âu, Mỹ, Nhật với giá tại trang trại 100 ngàn đồng/lít. “Trừ các khoản chi phí mua giống, mua thức ăn, công cho thợ, mỗi năm tôi thu lãi khoảng hơn 200 triệu đồng từ trại ong”, anh Quyết khoe.

Anh Quyết cho biết thêm, nghề nuôi ong ở Xuyên Mộc xuất hiện từ 15 năm trước. Hồi đó, anh là một trong 10 hộ đầu tiên nuôi ong ở Xuyên Mộc. Vài năm gần đây, thấy vùng đất Xuyên Mộc phù hợp để nuôi ong nên người nuôi từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước… cũng về đây nuôi rất nhiều. Ước tính có rất nhiều trại nuôi ong lớn, nhỏ tập trung chủ yếu tại các xã Bông Trang, Bưng Riềng, Bình Châu... Những người nuôi ong thường chia quy trình nuôi ong làm 2 mùa rõ rệt. Từ tháng 6 đến tháng 12 được gọi là mùa dưỡng ong. Mùa thu hoạch diễn ra từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm. Theo anh Nguyễn Khang Bắc, chủ một trang trại nuôi ong ở ấp Trang Hoàng, xã Bông Trang, anh mua ong chúa nhập từ Ý, Pháp, mỗi con ong giống có giá từ 7-15 triệu đồng, sau đó về nhân giống lên. Giống ong chúa của Pháp và Ý mặc dù có giá cao nhưng cho mật tốt hơn. Anh Bắc cho biết thêm, mùa dưỡng có thể tốn hàng tấn thức ăn cho ong như: đường, bột đậu nành, bắp... nhưng bù lại mùa thu hoạch ong cho mật rất nhiều, mỗi thùng ong có thể thu được 20-30kg mật.

Còn theo anh Lưu Văn Thao, người gắn bó với nghề nuôi ong hơn 10 năm ở Xuyên Mộc cho biết, trang trại ong của anh nuôi 300 thùng ong ở ấp Trang Định, xã Bông Trang. Nghề nuôi ong rất công phu và phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Do đó, người nuôi ong phải biết được thời điểm nào ong cần gì (phấn hoa hay đường) để cung cấp hoặc vận chuyển đàn ong tìm thức ăn phù hợp, đủ dinh dưỡng. “Chúng tôi phải tự đi tìm hiểu từng vị trí, phán đoán xem nơi nào khí hậu thuận lợi, hoa màu tốt tươi để cho nguồn mật tốt thì di chuyển đàn ong đến đó nuôi dưỡng. Khi nào hết mùa hoa, mùa cỏ lại đưa ong đi nơi khác”, anh Thao nói.

Mật ong sau khi thu hoạch sẽ được đưa vào máy lọc ly tâm để tách ra lấy mật. Giá bán mật ong mỗi trang trại mỗi khác tùy theo độ ngon, màu sắc và cả mùi hương của mật. Hiện có nhiều công ty đang thu mua mật ong từ các trang trại nuôi ong ở Xuyên Mộc như: Công ty ong mật Đồng Nai, Công ty ong mật Phong Sơn, Công ty ong mật Sài Gòn… với giá 100-150 ngàn đồng/lít loại ngon; từ 50-60 ngàn đồng/lít loại thường. “Tuy nhiên, hiện nay thị trường mật ong chưa ổn định, giá cả bấp bênh. Người nuôi ong ở Xuyên Mộc chủ yếu bán cho các thương lái để chuyển cho công ty sản xuất mật ong nên giá mật phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu. Hy vọng năm sau giá mật xuất khẩu ổn định hơn, chúng tôi sẽ nhân đàn, mở rộng quy mô sản xuất”, anh Thao nói.

Kiểm tra ong nuôi tại trang trại ong của anh Lưu Văn Thao (xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc). Ảnh: MINH TÂM

Theo đánh giá của các hộ nuôi ong, lợi thế cho nghề này tại huyện Xuyên Mộc là có nhiều cây như tràm, cao su và các loại cây công nghiệp như điều cà phê để ong có thể hút mật hoa và cho mật ngon, chất lượng mật tốt, màu mật đẹp. Sở KH-CN cho biết, tháng 10-2015, Sở KH-CN đã nghiệm thu dự án: “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao KHCN, phát triển nghề nuôi ong mật theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh BR-VT”. Theo đánh giá của ban chủ nhiệm dự án thì ngoài Châu Đức và Đất Đỏ, nhiều huyện khác trong tỉnh như Xuyên Mộc, Long Điền cũng là vùng đất phù hợp với điều kiện sinh thái để phát triển nghề nuôi ong.

QUANG VŨ

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang