• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

"Canh bạc"… nuôi heo

Nguồn tin: Báo Đắk Lắk, 02/10/2016
Ngày cập nhật: 3/10/2016

Bên cạnh cây cà phê, cây lúa thì nuôi heo cũng được coi là nguồn thu nhập chính của nhiều nông dân ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. Thế nhưng, thời điểm này, chăn nuôi được ví như là một… canh bạc bởi lúc được, lúc thua.

Rủi ro thường trực

So với nhiều địa phương khác trong tỉnh, nghề nuôi heo phát triển khá mạnh tại huyện Krông Pắc. Theo thống kê của Phòng NN-PTNT huyện, toàn huyện hiện có 9 trang trại chăn nuôi heo, còn lại chủ yếu chăn nuôi theo hộ gia đình với tổng đàn heo có 135.600 con, tập trung ở xã Ea Phê, Ea Yông, Ea Kuăng và thị trấn Phước An…

Heo từng được coi là vật nuôi mang lại nguồn thu nhập đáng kể, thậm chí là nguồn thu chính cho nhiều hộ gia đình trong huyện, cũng có người giàu lên nhờ nuôi heo vì biết chịu khó đầu tư con giống, xây dựng chuồng trại quy mô, hệ thống máng ăn, nước uống tự động, hợp vệ sinh để chăn nuôi. Thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều người không còn mặn mà gây dựng đàn, đầu tư phát triển chuồng trại do giá heo lên xuống thất thường cộng với dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao…

Nuôi heo tại một hộ gia đình ở huyện Krông Pắc.

Một trong số đó có gia đình chị Trịnh Thị Thùy Trang (tổ dân phố 2, thị trấn Phước An) năm nay chị chỉ nuôi vài chục con heo thịt trong chuồng. Chị cho biết, đầu năm 2016, bệnh tiêu cầu chảy không rõ nguyên nhân cứ tái đi tái lại nhiều lần khiến hơn 30 con heo (khoảng 15-18kg/con) trong chuồng lăn đùng ra chết. Tỷ lệ heo hao đàn nhiều khiến chị không dám phát triển thêm mà chỉ nuôi cầm chừng để chuồng trại đỡ trống vắng, với đàn heo đã giảm đi 70% so với mọi năm. Với chị Nguyễn Thị Thúy Thịnh (thị trấn Phước An) cũng là một trong những nông dân khá lên nhờ nuôi heo, chuồng trại của chị thuộc loại có quy mô lớn nhất, nhì ở đây. Theo chị, khác với ngày trước, nuôi heo bây giờ đòi hỏi quy trình nghiêm ngặt về chuồng trại, xử lý chất thải, tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ và không được sử dụng chất cấm… khá tốn kém. Cách đây 3 năm, giữa lúc dịch bệnh heo tai xanh xảy ra trên địa bàn, đàn heo của chị dù được giám sát nghiêm ngặt nhưng vẫn có hơn 100 con vướng bệnh chết dần… Năm ấy, kinh tế gia đình chị gần như điêu đứng. Còn hiện tại, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, nhất là từ đầu năm đến nay, một số loại cám dành cho heo đã tăng đến 3 lần (khoảng 18.000 - 20.000 đồng/bao loại 25 kg). Trước thực tế đó, dù có khả năng mở rộng quy mô chuồng trại tăng đàn nhưng chị Thịnh vẫn giữ mức nuôi cũ (bình quân 400 con heo thịt) chứ chưa có ý định phát triển thêm.

Phập phồng nỗi lo về giá

Theo nhiều người chăn nuôi ở thị trấn Phước An, phần lớn heo thịt được thương lái tại địa phương gom hàng rồi xuất đi ngoại tỉnh bán cho thương lái Trung Quốc. Đầu ra tuy có thuận lợi nhưng người chăn nuôi luôn bị thương lái tìm mọi cách để ép giá. Chưa kể, giá heo cứ nhảy múa liên tục, không có gì báo trước, như mới đầu quý II năm nay, giá heo được mua 48.000 - 50.000 đồng/kg thì nay chỉ còn 44.000 đồng/ kg, đó là với những trại nuôi quy mô lớn chứ hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, heo hơi bán ra chỉ ở mức 40.000 - 41.000 đồng/kg, thậm chí dưới 40.000 đồng/kg.

Nhiều người chăn nuôi làm phép tính đơn giản, trung bình để nuôi một con heo đạt trên 90 kg mất hơn 3 tháng, trong đó, riêng chi phí mua thức ăn, thuốc thú y phòng bệnh… tốn hơn 2 triệu đồng, cộng với tiền heo giống ban đầu 1,2 triệu, nếu giá heo hơi nằm ở mức 41.000 - 42.000 đồng/kg thì mỗi con người dân chỉ lời được 500.000 đồng. Coi như lấy công làm lời cũng đành, nhưng nếu bị ép giá hoặc không may heo vướng vào dịch bệnh thì người chăn nuôi sẽ bị thua lỗ nặng.

Thời gian gần đây, giá heo giống tăng cao (hơn 2 triệu đồng/cặp từ 9-10 kg, so với năm trước chỉ có 1,4 triệu) nên nhiều hộ chăn nuôi tại huyện Krông Pắc đã giữ lại heo con (do heo nái nhà đẻ) để nuôi thay vì bán hết như mọi lần.

Theo nhiều hộ chăn nuôi, thông thường từ thời điểm này trở đi, giá heo cứ nhích dần lên đến sau Tết Nguyên đán (vì nhu cầu tiêu thụ lớn trong dịp Tết) nhưng sau đó thì giảm mạnh. Chẳng hạn như năm trước, thời điểm này heo hơi nằm ở mức giá 45.000 - 46.000 đồng/kg nhưng sau Tết Nguyên đán chỉ còn giá 37.000 đồng/kg. Do đó, hiện heo hơi dù đang giữ giá nhưng người chăn nuôi vẫn chưa thực sự yên tâm.

Đỗ Lan

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang