• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chàng thanh niên "gác" bằng đại học về quê nuôi thỏ

Nguồn tin: Báo Quảng Bình, 29/09/2016
Ngày cập nhật: 3/10/2016

Sau khi ra trường, do không tìm được cho mình một công việc phù hợp nên chàng trai Hà Trọng Sáu, thôn Đồng Giang, xã Đồng Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình) đã quyết định ở nhà mở chuồng trại nuôi thỏ.

Sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo, từ nhỏ Sáu đã cố gắng học hành để không phụ lòng bố mẹ. Năm 2008, tốt nghiệp THPT, bản thân có năng khiếu bóng chuyền nên Sáu đã tham gia thi và đã trúng tuyển vào Khoa giáo dục thể chất, thuộc Đại học Huế.

Sau khi ra trường, được Bệnh viện đa khoa Tuyên Hóa tuyển vào làm công tác đoàn thể, thấy không phù hợp Sáu xin về làm tại Chi nhánh Viettel Tuyên Hóa. Thế nhưng, công việc mới cũng không phù hợp với chuyên ngành đã học nên Sáu lại xin nghỉ. Đọc báo, xem tivi thấy mô hình nuôi thỏ vốn đầu tư ít nhưng đem lại lợi nhuận cao; đồng thời nghe giới thiệu có nhiều chàng trai gác bằng cử nhân về làm kinh tế, Sáu đã đi đến quyết định mở chuồng trại nuôi thỏ.

Sáu cho biết: “Khi nghe tin em không làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp mà về nhà dựng trại nuôi thỏ, hàng xóm láng giềng nói vào nói ra nhiều lắm. Ba mẹ cũng phản đối rất nhiều, bởi mong muốn của ông bà là cho Sáu ăn học để xin việc làm cho nhàn thân chứ ai lại muốn con mình lam lũ. Mặt khác, trong xã chưa có ai nuôi thỏ bao giờ, em thì còn trẻ chưa có kinh nghiệm”.

Hà Trọng Sáu bên đàn thỏ của mình

Gặp nhiều sự phản đối, ngăn cản nhưng Sáu không thay đổi quyết định của mình. Ban đầu, Sáu gặp nhiều khó khăn về vốn để xây dựng chuồng trại nên phải vay mượn từ anh em, bạn bè và ngân hàng. Còn con giống thì phải lặn lội vào Đà Nẵng tìm mua 8 cặp thỏ giống về nuôi thử. Do chưa có kinh nghiệm, nên vào mùa đông thỏ con sinh ra bị chết rất nhiều bởi thời tiết lạnh giá, làm Sáu không khỏi hoang mang.

Sau khi tìm hiểu kỹ thuật nuôi, Sáu đã khắc phục được bằng cách đặt máy sưởi ấm cho thỏ, các cửa ra vào được che chắn cẩn thận, không để gió lạnh lùa vào nên thỏ con không bị chết nữa. Vào mùa hè, Sáu thường xuyên tắm, lắp hệ thống phun sương, quạt mát cho thỏ, giữ chuồng trại thông thoáng, tránh nóng để thỏ sinh trưởng tốt.

Nói về kỹ thuật nuôi thỏ, Sáu cho biết, thỏ là loài vật rất dễ nuôi, không kén thức ăn, chủ yếu là cám, rau, cỏ, lá cây... rất dễ kiếm. Thời gian sinh trưởng của thỏ ngắn, thời gian nuôi khoảng 3-3,5 tháng sẽ đạt trọng lượng để giết thịt; khoảng 5,5-6 tháng thỏ bắt đầu sinh sản. Một năm thỏ cái đẻ 6-7 lứa, mỗi lứa 6-7 con. Nuôi thỏ thu hồi vốn nhanh, phù hợp với khả năng của nhiều gia đình. Tuy nhiên, để chăn nuôi thỏ thành công cần phải nắm vững các yêu cầu về kỹ thuật nuôi, cách chọn giống, làm chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, công tác vệ sinh phòng bệnh...

Thời tiết thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào có tại địa phương (rau khoai lang, củ cải, lá vông, cỏ sữa, cám...), nên thỏ của Sáu phát triển khá tốt. Trong vòng 1 năm, vừa nhân đàn, vừa bán con giống, đàn thỏ của Sáu đã lên đến gần 600 con, trong đó có 35 thỏ mẹ. Thỏ giống được Sáu bán thường xuyên, cứ mỗi cặp 300.000 đồng; thỏ thịt bán ra với giá 120.000/kg, nên bước đầu Sáu đã có nguồn thu gần chục triệu đồng/tháng. Lãi được bao nhiêu Sáu lại đầu tư vào chuồng trại bấy nhiêu.

Nói về những dự định trong thời gian tới, Sáu cho biết, thấy đầu ra của thỏ thương phẩm ổn định nên đang mở rộng quy mô chuồng trại để nuôi thêm 500 con nữa, nhằm cung cấp cho thị trường. Đồng thời, tăng cường nuôi thỏ sinh sản để cung cấp nguồn giống cho bà con nông dân có nhu cầu. Những ai tới mua con giống đều được Sáu hướng dẫn cách làm chuồng trại, cách chăm sóc và truyền đạt những kinh nghiệm mà mình có được trong thời gian qua. Nhờ vậy, nên thỏ giống của Sáu cũng tìm được đầu ra khá ổn định.

"Thanh niên khởi nghiệp không phải chỉ ở cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp mà có thể tự lập nghiệp ngay trên quê hương mình, góp phần làm giàu cho mình và cho quê hương", Sáu nói.

Thanh Hoa

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang