• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi ong lấy mật, nghề mới nhiều triển vọng ở Yên Hà (Quang Bình, Hà Giang)

Nguồn tin: Báo Hà Giang, 08/09/2016
Ngày cập nhật: 12/9/2016

Nghề nuôi ong ở xã Yên Hà (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) đã có từ lâu, tuy nhiên trước đây, nuôi ong chủ yếu mang tính tự phát, nhỏ lẻ và sản phẩm từ mật ong chủ yếu để phục vụ nhu cầu của gia đình là chính. Vài năm trở lại đây, nhận thấy hiệu quả kinh tế do nghề nuôi ong lấy mật mang lại, nhiều hộ dân ở xã đã phát triển nghề nuôi ong lấy mật, góp phần cải thiện đời sống, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương.

Người dân Yên Hà phát triển nghề nuôi ong lấy mật.

Đến thôn Chằng Thẳm, hỏi thăm nhà ông Nguyễn Xuân Vĩnh, người có kinh nghiệm với nghề nuôi ong lấy mật ở xã Yên Hà, thì hầu như ai cũng biết. Trò chuyện với chúng tôi, ông Vĩnh cho hay; ông đến với nghề nuôi ong một cách rất tình cờ. Khu vườn nhà ông Vĩnh có trồng nhiều cây ăn quả (nhãn, vải, mít...) và sát cạnh đồi keo của gia đình nên ban đầu ông chỉ tự tạo 1, 2 thùng gỗ cho ong xây tổ làm mật, phục vụ nhu cầu gia đình. Nhận thấy mật ong nuôi tự nhiên ngon, cũng không tốn quá nhiều thời gian chăm sóc; năm 2014, ông Vĩnh quyết định vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội 30 triệu đồng để mở rộng đàn ong. Với sự cần cù, chịu khó và quyết tâm, ông Vĩnh đã tự tìm hiểu qua sách, báo và học hỏi thêm kiến thức về nghề nuôi ong từ cán bộ Khuyến nông xã. Ông tự đóng thùng để tạo thành tổ nuôi ong và mua giống ong rừng về thuần hóa, chăm sóc.

Hiện, ngoài hơn 1.000 gốc cam đem lại nguồn thu gần 200 triệu đồng/vụ, gia đình ông Vĩnh đã có 25 tổ ong; mỗi năm vắt được cả trăm lít mật, cho thu nhập hơn 30 triệu đồng (giá bán khoảng 200 – 220 nghìn đồng/lít). Ông Vĩnh cho biết thêm: “Nuôi ong mật không khó nhưng cần sự tỉ mỉ, khéo léo. Người nuôi ong cần phải nắm bắt được đặc tính sinh trưởng và phát triển của đàn ong để tránh cho ong khỏi mắc một số bệnh như: Thối ấu trùng, ấu trùng túi và tập tính tách đàn của ong. Mật ong có thể lấy 2 đợt, đợt đầu tháng 2, tháng 3 hay vào tháng 10, tháng 11. Thời điểm giao mùa cuối Hè sang Thu (tháng 6 – tháng 7), ong dễ có hiện tượng “bốc bay” (ong bỏ tổ vào rừng do thiếu nguồn thức ăn), do đó cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đảm bảo nguồn thức ăn phấn hoa cho ong”.

Cũng như ông Vĩnh, anh Đặng Văn Trung ở thôn Tân Chàng là một hộ dân phát triển nghề nuôi ong thành công. Từ 2 tổ ong ban đầu, sau 4 năm chăm sóc và nhân giống (tách đàn và mua thêm ong của người dân địa phương) đến nay, anh Trung đã có 26 tổ ong; trung bình mỗi tổ thu về 4 – 5 lít mật/năm, mỗi năm anh thu được gần 40 triệu đồng. Anh Trung còn tự tìm tòi, học hỏi, tự tạo thiết bị lấy mật quay li tâm để đảm bảo không hỏng cầu, tiết kiệm thời gian ong tạo bánh tổ, đảm bảo chất lượng mật ong hơn so với cách vắt mật truyền thống.

Nghề nuôi ong lấy mật đem lại nguồn thu ổn định cho gia đình ông Nguyễn Xuân Vĩnh ở thôn Chằng Thẳm, xã Yên Hà.

Đến nay, ở xã Yên Hà không riêng gì ông Vĩnh, anh Trung mà còn có nhiều gia đình khác cũng tích cực phát triển nghề nuôi ong lấy mật như: Gia đình anh Lý Văn Định (thôn Xuân Hà) có 20 tổ, anh Hoàng Long Chiểu (thôn Yên Phú) có 25 tổ, anh Sin Văn Thành (thôn Yên Phú) có 15 tổ,... cho thu nhập hàng chục triệu đồng. Toàn xã có gần 200 tổ ong với hàng chục hộ dân phát triển nghề này. Sự thành công từ nghề nuôi ong lấy mật đã mở ra một hướng đi mới trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo ở xã Yên Hà. Bí thư Đảng ủy xã, Hồ Sỹ Ngật khẳng định: Nghề nuôi ong lấy mật, ngoài lợi ích về kinh tế, còn góp phần tạo việc làm cho người dân lúc nông nhàn, bảo vệ môi trường sinh thái. Do đó, nhiều hộ dân ở địa phương đã kết hợp mô hình nuôi ong với trồng rừng kinh tế (chủ yếu là trồng keo). Thời gian tới, xã sẽ mở thêm các lớp tập huấn để nâng cao kiến thức, kỹ thuật nuôi ong cho bà con; đồng thời nâng cao chấy lượng, giá trị sản phẩm mật ong nuôi tự nhiên của địa phương.

YẾN VŨ

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang