• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Hiệu quả từ dự án "ngân hàng bò" Chữ thập đỏ

Nguồn tin: An Giang, 22/08/2016
Ngày cập nhật: 23/8/2016

Dự án “Ngân hàng bò” là một mô hình đặc biệt được Trung ương Hội Chữ thập đỏ triển khai. Theo hướng dẫn của Hội Chữ thập đỏ huyện Chợ Mới (An Giang), từ cuối năm 2013, Hội chữ thập đỏ xã Hòa An bắt đầu thực hiện, sau hơn 2 năm, chương trình đã mang lại hiệu quả thiết thực, bởi dự án không chỉ giúp các hộ nghèo có việc làm ổn định, đồng thời sinh lời đem lại nguồn thu nhập, hướng đến thoát nghèo bền vững mà còn đặc biệt ở cách thức duy trì và phát triển mang tính nhân văn sâu sắc.

Nói về điểm đặc biệt và tính nhân văn của dự án, anh Anh Phạm Văn Thanh, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ cho biết: “Trong năm 2013, Hội Chữ thập đỏ huyện triển khai dự án ngân hàng bò, mỗi xã vận động 10 triệu, huyện hội hỗ trợ thêm 3 triệu để mua một con bò con là bò cái để giúp đỡ cho một hộ nghèo trong xã, xét các hộ nghèo có kỹ thuật nuôi bò với có nhiệt tình, nhờ thú y định kỳ đến chăm sóc bò, đến năm nay hộ nuôi chăm sóc tốt, hiện giờ sinh ra được bò con được khoảng năm sáu tháng tuổi, biết ăn và ăn rất mạnh. Theo luân phiên của dự án, Hội cùng Ban ấp và người nuôi làm hợp đồng bàn giao cho hộ nghèo kế tiếp, đến khi nào con bò này lớn lên và đẻ ra bò con nữa thì hộ nuôi sẽ được nhận con bò mẹ còn bò con được cho hộ kế tiếp”

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, anh Trần Văn Lon một hộ nghèo nhưng chí thú làm ăn, có tâm huyết với việc chăn nuôi bò, chịu học hỏi nên được Hội Chữ thập đỏ cùng Ban ấp xét chọn là người đầu tiên trong ấp Bình Phú được hưởng lợi từ dự án ngân hàng bò Chữ thập đỏ, bày tỏ niềm vui cũng như hoạch định cho tương lai, anh tâm sự: “Thì mình cũng vui mừng vì lúc đó mình quá khổ mà được chính quyền cung cấp con bò giống để nuôi, vậy là mừng dữ lắm, thật sự cuộc sống của tôi lúc nào cũng muốn vươn lên nhưng không có điều kiện. Việc làm này có ý nghĩa đối với người nghèo tuy không có một lượt nhưng mình bỏ ống rồi từ từ bây giờ cũng có, tôi thấy việc này như một bước đi để tôi làm lại từ đầu, tôi sẽ để con bò cái này sinh sản thêm rồi tích lũy tiền bạc sẽ mua thêm, mình làm cho nó nở ra để mình vươn lên”.

Sau hơn 2 năm vất vả chăm sóc bò giống, một con bò con ra đời đã biết ăn và được Hội Chữ thập đỏ cùng Ban ấp làm hợp đồng chuyển cho hộ nghèo kế tiếp cùng ấp là anh Lê Thanh Sang, vậy là gia đình anh Lon được sở hữu con bò giống Italya từ chương trình ngân hàng bò do Hội Chữ thập đỏ hỗ trợ. Nói về cách chăm sóc cũng như tạo đà cho hộ nghèo kế tiếp, anh cho biết: “Tôi cho nó ăn có theo lứa tuổi với cho uống cám, tôi cũng cưng cho nó uống cám lai rai chứ không cho uống nhiều, còn cắt cỏ thì lựa cỏ non để cắt vì mình nghĩ, con bò này không phải nuôi một ngày một bữa hay một năm, ba năm, mình nuôi kỹ con bò sinh sản tốt, chứ cho nó ăn ẩu tả thì nó đẻ con không đạt. Thú y trên xã xuống cũng mấy đợt chích tụ huyết trùng, lở mồm long móng, mình từng sống trong cảnh nghèo nên tâm lý người nghèo mình rất hiểu nên con bò này tôi lựa giống tốt để phối cho hộ nghèo”.

Nhờ chịu khó học hỏi và chăm sóc tốt, con bò cái nhà anh đã đẻ con bò con đầu tiên cũng là bò cái và được gia đình trao lại cho Hội Chữ thập đỏ xã theo đúng cam kết, anh Lon cho biết thêm: cực nhất là lúc bò đã trưởng thành trong giai đoạn phối giống, phải đi tìm hiểu các nơi, nhờ Hội Chữ thập đỏ tỉnh hướng dẫn chọn giống nào phối đạt chất lượng, cách chăm sóc bò mẹ trong thời gian mang thai rồi đến chuyển dạ, sinh con… rất là cực khổ và phải kỹ lưỡng, nhờ vậy mà bò mẹ và con được mạnh lành, giờ đây anh được sở hữu một con bò sinh sản trị giá hơn 50 triệu. Không dừng lại ở đó, gia đình anh mạnh dạn vay vốn ngân hàng để mua thêm một con bò nữa về nuôi, từ một gia đình nghèo, đến nay gia đình anh đã thoát nghèo và từng bước phát triển kinh tế gia đình bền vững.

Điểm đặc biệt của “Ngân hàng bò” không chỉ ở hiệu quả thiết thực do dự án mang lại mà còn ở cách thức duy trì và phát triển. Hộ nghèo hưởng lợi từ dự án phải được Hội và Ban ấp bình xét, lựa chọn phù hợp với các tiêu chí dự án đề ra và đều ký cam kết thực hiện theo quy định, hộ nghèo sẽ được trao tặng một con bò giống, sau khi nuôi, nếu đẻ lứa đầu là bò cái, thì hộ đó tiếp tục chăm sóc bò con đến khi biết ăn, sau đó sẽ chuyển giao con bò con này cho hộ nghèo khác nuôi, hộ nuôi ban đầu được hoàn toàn sở hữu bò giống, và cứ tiếp tục theo chu trình như vậy, đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều hộ gia đình nghèo khác được trợ giúp. Trong trường hợp bò giống đẻ lứa đầu là bò đực, hộ nuôi chăm sóc cho đến biết ăn, Hội Chữ thập đỏ xã sẽ bán con bò đực đó và mua một con bò cái và trao cho hộ nghèo khác nuôi.

Theo anh Thanh, “ngân hàng bò” chẳng những đem đến cho bà con cơ hội thoát nghèo mà còn giúp người dân phát huy được sức lao động lúc nhàn rỗi, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên, ngoài ra nó còn mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc và hiệu quả thiết thực cho các hộ nghèo. Chương trình này còn mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đó là sự sẻ chia, chung tay góp sức của cả cộng đồng với tinh thần tương thân tương ái và đặc biệt là lực đẩy giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững. Mong rằng trong thời gian tới, dự án sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các nhà tài trợ, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để “Ngân hàng bò” ngày một lan tỏa, trao thêm những niềm vui, hy vọng mới cho các hộ nghèo./.

Võ Phạm

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang