• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Thuận: Tích cực, chủ động ngăn chặn “đốm nâu”

Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 16/08/2016
Ngày cập nhật: 17/8/2016

Trong điều kiện thuận lợi, bệnh đốm nâu (còn gọi đốm trắng) phát triển mạnh, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho cành thanh long bị sần sùi, gây thối khô cành. Tương tự như trên thân cành, những đốm làm cho vỏ quả trở nên sần sùi thối khô từng mảng. Bệnh nặng có thể gây nám cả quả làm giảm giá trị thương phẩm nghiêm trọng. Vào thời điểm bệnh bùng phát mạnh, hầu hết các nhà vườn ở Bình Thuận bị điêu đứng do sản phẩm giảm chất lượng, không tiêu thụ được.

Đến ngày 5/8/2016 diện tích thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu trên địa bàn tỉnh là 6.168 ha, trong đó nhiễm nhẹ (tỷ lệ bệnh 5 - 10%) là 4.855 ha, nhiễm trung bình (10 - 20%) là 1.140 ha và nhiễm nặng (20 - 50%) là 173 ha. Các địa phương có diện tích bị nhiễm bệnh cao là Hàm Thuận Nam 2.697 ha, Hàm Thuận Bắc 2.584 ha, Bắc Bình 720 ha. Từ tháng 5/2016 đến nay thời tiết mưa nhiều xen kẽ với nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển và gây hại mạnh trên các vườn thanh long, diện tích nhiễm bệnh tuần sau tăng hơn tuần trước, tháng sau tăng hơn tháng trước, diện tích nhiễm nặng ngày càng tăng cao, đặc biệt là những vườn năm trước bị nhiễm bệnh nặng, vườn không thoát được nước, vệ sinh kém.

Hiện nay đang vào cao điểm mùa mưa, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho đốm nâu phát triển cả về diện tích bị nhiễm bệnh lẫn mức độ thiệt hại, nhất là các địa phương có diện tích thanh long tập trung với quy mô lớn như Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình. Trước tình hình đó, thiết nghĩ ngành nông nghiệp & PTNT, UBND các huyện, thị, thành phố, nhất là các địa bàn có diện tích thanh long lớn cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, mở các lớp tập huấn, hội thảo phổ biến các quy trình, biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu cho nông dân. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, bệnh đốm nâu trên thanh long đến thời điểm này chưa có thuốc điều trị, biện pháp “trị” chủ yếu là cắt tỉa, thu gom cành và trái bệnh, xử lý ủ cành bằng chế phẩm BIO - ADP; vệ sinh vườn thông thoáng, không vứt bỏ cành, trái thanh long bị bệnh bừa bãi để hạn chế sự gây hại của bệnh.

Các “Ban chỉ đạo phát triển thanh long bền vững” được thành lập từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn cần nắm chắc tình hình diễn biến dịch bệnh đốm nâu để có sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời việc phòng chống dịch bệnh. Chú trọng nhân rộng các mô hình đã thực hiện khá hiệu quả ở một số nơi như mô hình “Cộng đồng cùng phòng chống bệnh đốm nâu thanh long”, mô hình “Thâm canh thanh long bền vững, an toàn dịch bệnh” và mô hình “Quản lý bệnh đốm nâu hại thanh long”. Thành lập và nhân rộng các “tổ tự quản” để cùng kiểm tra và trao đổi thông tin lẫn nhau. Cần phải duy trì đợt cao điểm phòng chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long để phối hợp hành động trong các cấp, các ngành, các đoàn thể, nhất là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người trồng thanh long trong việc áp dụng biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu.

Một vấn đề cũng cần hết sức chú ý là trong thời gian, qua tình hình buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn các huyện trồng thanh long diễn ra khá phức tạp. Các công ty thuốc bảo vệ thực vật tranh thủ mọi cơ hội để quảng cáo sản phẩm của mình trong việc phòng trừ bệnh đốm nâu, khiến một số nhà vườn nghe theo, chỉ sử dụng thuốc mà không chú trọng giải pháp thu gom, xử lý ủ cành bằng chế phẩm BIO-ADP và vệ sinh vườn tược như khuyến cáo. Do vậy các địa phương và ngành chức năng cần phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm, nhất là các cửa hàng, đại lý, công ty lợi dụng các buổi hội thảo để quảng cáo sai sự thật về công dụng của thuốc đối với bệnh đốm nâu trên thanh long.

Phải thật sự tích cực, chủ động ngăn chặn đốm nâu với sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, các cơ quan chức năng và người trồng thanh long; không được chủ quan với bệnh đốm nâu, phải khoanh vùng và ngăn chặn từ khi bệnh mới phát sinh, không để lây lan ra diện rộng. Phấn đấu đến tháng 10/2016, trước khi bước sang mùa khô trên địa bàn tỉnh không có diện tích thanh long bị nhiễm bệnh nặng.

HỒNG LÊ

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang