• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Một số vấn đề cần quan tâm trong thâm canh dừa hiện nay

Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 05/08/2016
Ngày cập nhật: 9/8/2016

Để trồng dừa hiệu quả, trước hết phải từ khâu chọn giống.

Để canh tác dừa đạt hiệu quả cao, đặc biệt trong điều kiện bị ảnh hưởng của hạn mặn nói riêng và biến đổi khí hậu nói chung, người sản xuất hiện rất quan tâm đến các vấn đề như: cho trái sớm, năng suất cao (sai trái); ít treo trong mùa nghịch; kích thước, khối lượng trái không bị suy giảm nhiều sau thời kỳ hạn mặn.

Đây là các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế đối với người trồng dừa, có vai trò quan trọng không thua kém yếu tố giá cả - thị trường. Vì vậy, việc xác định các yếu tố tác động và lựa chọn đúng các giải pháp hạn chế, khắc phục có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cải thiện nghề trồng dừa theo hướng hiệu quả, bền vững hiện nay.

Chọn đúng giống

Để trồng dừa hiệu quả, trước hết phải từ khâu chọn giống. Cần chọn đúng: loại giống, cây để lấy giống, trái làm giống và cây giống đem trồng. Đây là những tiền đề có tính quyết định đến việc dừa cho trái sớm, năng suất cao sau này. Hiện nay tại tỉnh có các giống dừa khá nổi tiếng như: các giống dừa cao (chủ yếu dùng chế biến): ta xanh, ta vàng, dâu xanh, dâu vàng; các giống dừa lùn (chủ yếu là dừa uống nước): xiêm xanh, xiêm lục, ẻo, tam quan, dứa... Do vậy, nên chọn các cá thể dừa cao có từ 80 - 100 trái/năm và khoảng 120 trái/năm đối với các cá thể dừa lùn, cần lưu ý khả năng năng suất này phải ổn định trong 3 năm liên tục.

Kỹ thuật bón phân

Bên cạnh chọn giống, kỹ thuật bón phân cũng cần phải có sự bổ sung điều chỉnh phù hợp hơn so với cách bón phân trước nay. Cụ thể, đối với dừa giai đoạn nhỏ đến khoảng 10 năm tuổi, các loại phân lân (super lân, lân nung chảy…) bón kết hợp với chất đạm và phân kali góp phần làm gia tăng sản lượng, giúp cây ra hoa sớm. Điều này càng có ý nghĩa trong điều kiện đất trồng có phèn, lân dễ tiêu trong đất thường ở mức thấp. Thiếu lân còn làm các vườn dừa trẻ dễ bị bệnh cháy đốm lá do nấm helminthosprium sp gây ra. Như vậy, quan điểm trồng dừa không cần bón phân lân nhiều, trong trường hợp này là chưa chính xác. Vì vậy, lượng phân bón khuyến cáo cho dừa sau 5 năm hiện nay bình quân vào khoảng 1kg urea + 2kg super lân + 1,2kg KCl (kali clorua). Tuy nhiên vào giai đoạn dừa 5 - 10 tuổi, tùy theo tình trạng sinh trưởng, phát triển của cây có thể tăng lượng phân lân lên từ 30 - 50% để phát huy tiềm năng năng suất. Cần bổ sung chất canxi, theo nghiên cứu của các chuyên gia I.R.H.O (Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu Pháp), dừa là cây “ưa canxi”. Hiện tượng thiếu canxi thường xảy ra dưới những điều kiện đất chua (pH thấp). Tất cả các dạng vôi thường chứa lượng canxi cao, canxi cũng hiện diện trong hầu hết các loại mùn hữu cơ đã ủ hoai mục, trong phân lân, lân nung chảy, super lân (20% CaO), dolomite (30% CaO)…

Chọn thời gian bón phân thích hợp

Hàng năm vào đầu mùa mưa, đặc biệt sau thời gian bị ảnh hưởng mặn, việc bón vôi (30 - 50kg/1.000m2) sẽ có tác dụng rất tốt đối với sự sinh trưởng, phát triển của dừa. Nên chia phân ra bón nhiều lần trong năm, nếu có điều kiện nên khoảng 2 tháng bón phân một lần. Các nghiên cứu trong nước cho thấy, việc tăng cường số lần bón phân trong năm, kết hợp với tưới nước, che mát đất, giữ ẩm trong mùa khô là yếu tố hết sức quan trọng nhằm tăng năng suất, giảm hiện tượng dừa treo.

Sau thời kỳ bị nhiễm mặn, bắt đầu bón phân hóa học cho cây thì nên chú ý bón sớm và bón phân có tỷ lệ phân lân và kali cao hơn chất đạm ở lần bón đầu tiên vì sau thời gian dài bị hạn mặn, cây rất thiếu chất kali và có nhu cầu lân cao. Nếu bón phân urea sớm và lượng nhiều, với mong muốn cây dừa sớm phục hồi như quan niệm một số người trồng dừa là không chính xác và dễ gây hiện tượng nứt rụng trái rất nhiều ở đầu vụ. Các lần bón sau có thể áp dụng theo quy trình bón thông thường đã được các cơ quan chuyên môn khuyến cáo. Ngoài việc tăng cường bón phân kali và lân ở đầu vụ, có thể sử dụng các loại tro bón cho dừa vì tro cũng có chứa nhiều chất lân, kali và các chất trung, vi lượng khác. Tương tự, việc giảm tỷ lệ phân đạm bón cho cây vào thời điểm “mưa dầm”, trời âm u (khoảng tháng 10 dương lịch) cũng cần chú ý áp dụng nhằm hạn chế hiện tượng nứt rụng trái, rụng hoa.

Chú ý mật độ trồng

Để sử dụng đất trồng dừa một cách hiệu quả, bền vững, nhà vườn nên trồng dừa có mật độ hợp lý. Cây cách cây khoảng 8m đối với dừa cao và 6 - 7m đối với nhóm dừa lùn. Trong trường hợp cần tăng hiệu quả trồng xen, tùy loại cây xen có thể tăng khoảng cách giữa hai cây dừa. Hiện nay, có nhiều mô hình canh tác trồng xen cây có múi, ca cao, măng cụt... đạt hiệu quả cao. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước, cho thấy việc trồng xen hợp lý, đúng kỹ thuật không những làm tăng thu nhập mà còn giúp tăng năng suất dừa, cải thiện độ phì nhiêu đất trồng dừa.

Ngoài việc trồng xen, các biện pháp bồi bùn, che đậy bờ dừa trong mùa nắng, bón phân hữu cơ là những giải pháp kỹ thuật tốt cần thường xuyên áp dụng trong sản xuất.

KS. Huỳnh Quang Đức (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bến Tre)

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang