• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giải pháp chăm sóc sầu riêng khi trồng xen trong vườn cà phê

Nguồn tin: Báo Đắk Lắk, 05/08/2016
Ngày cập nhật: 6/8/2016

Xu hướng trồng xen cây ăn quả (đặc biệt cây sầu riêng) trong vườn cà phê là hướng đi nhằm tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, hạn chế sự rủi ro về giá cả thị trường không ổn định đối với cây cà phê trong nhiều năm qua.

So với những vườn cà phê trồng thuần (không xen cây ăn quả) thì những vườn cà phê được trồng xen các loại cây ăn quả (đặc biệt là sầu riêng) ít bị ảnh hưởng do thiếu nước trong mùa khô Tây Nguyên. Có thể nói, khi trồng xen sầu riêng trong cà phê đã tạo một hệ sinh thái cân bằng hơn, bền vững giữa cây trồng, môi trường và các sinh vật liên quan. Vào mùa khô, khi nhiệt độ cao, tầng lá sầu riêng bên trên “che chắn” bớt ánh sáng trực xạ, làm giảm nhiệt hơn trong vùng tiểu khí hậu của vườn, hạn chế sự thoát hơi nước từ khí khổng cây cà phê và hạn chế sự bốc hơi nước từ mặt đất, giảm mất đạm trong đất. Rễ cọc sầu riêng ăn sâu vào lòng đất, khai thác được tầng nước ngầm trong đất, ít cạnh tranh nước đối với cây cà phê. Theo kinh nghiệm của nhiều vườn trồng xen sầu riêng - cà phê, cây sầu riêng chưa phải là ký chủ chính của các đối tượng sâu bệnh hại cà phê nên ít ảnh hưởng đến việc phát sinh, phát triển sâu bệnh cà phê khi được trồng xen.

Vườn cà phê xen sầu riêng của anh Võ Tiến Dũng (thôn 2, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột) mang lại thu nhập cao.

Để khắc phục bệnh chảy mủ ở thân, cành sầu riêng do nấm Phytophthora palmivora gây ra, trước khi trồng cần xử lý đất bằng các loại thuốc gốc đồng, hoặc sau khi trồng, vào đầu mùa mưa nên phun phòng bệnh bằng một số loại thuốc trừ bệnh như Ridomil Gold 68WG, Aliette 800WG… Nếu xuất hiện bệnh cháy lá, chết ngọn do nấm Rhizoctonia solani gây ra có thể dùng Benomyl, Rovral hoặc Ridomil… phun với nồng độ và liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Ngoài ra cần tạo tán cây thông thoáng, cắt bỏ những cành ở gốc (từ 1m trở xuống), cắt bỏ cành khô, cành yếu, cành bệnh, thoát nước trong vườn tốt, làm vệ sinh vườn; trồng với mật độ hợp lý và bón phân đầy đủ cây sinh trưởng và phát triển tốt sẽ kháng được sâu, bệnh.

Lưu ý là không được bón phân cho sầu riêng cùng với chế độ dinh dưỡng như cà phê. Sầu riêng là loại cây nhiệt đới điển hình, yêu cầu lượng mưa hằng năm từ 1.500 đến 2.000 mm, phát triển tốt trên đất thịt pha cát, thịt pha sét và rất tốt trên đất đỏ bazan có tầng dày, giàu chất hữu cơ và thoát nước tốt (rễ sầu riêng rất mẫn cảm với với ngập úng). Chất lượng của quả sầu riêng được quyết định bởi vị ngọt đậm đà và múi sầu riêng không bị sượng. Trái sầu riêng bị sượng và không ngọt đậm là do thời kỳ nuôi trái giữa lá chồi non và trái có sự cạnh tranh dinh dưỡng, vì thế trong thời kỳ này cần điều tiết hàm lượng dinh dưỡng (đa, trung, vi lượng) hợp lý. Theo GS.TS Trần Thế Tục, hàm lượng dinh dưỡng cần cung cấp cho mỗi cây sầu riêng theo nhu cầu sinh lý qua các thời kỳ như sau: Năm bắt đầu cho quả cần bón mỗi cây là 500 gam đạm (N) + 250 gam lân (P2O5) + 250 gam Kali (K2O), chia làm 3 lần bón. Lần 1 bón trước khi cây ra hoa là 1/3 đạm + ½ Kali; lần thứ hai bón khi quả có đường kính 10 – 15 cm là 1/3 đạm + ½ Kali; lần thứ 3 bón sau khi thu hoạch là 1/3 đạm + toàn bộ lân. Từ lượng phân nguyên chất nêu trên sẽ quy ra các loại phân vô cơ để bón phù hợp cho mỗi cây sầu riêng. Đây là quy trình chung song còn tùy thuộc vào độ màu mỡ của từng chân đất để có chế độ bón thích hợp nhất. Theo kinh nghiệm, không được bón đạm nhiều trong thời kỳ nuôi trái vì phân đạm kích thích chồi non phát triển sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển đến trái. Thời kỳ ra trái, cây cần nhiều kali nên có thể kết hợp phun định kỳ phân KNO3 (Nitrat Kali) qua lá; phun từ 3 - 4 đợt, cách nhau 15 – 20 ngày sau khi đậu trái. Không nên dùng KCl bón cho sầu riêng vì chất Clo có thể làm cho sầu riêng bị sượng, nên dùng phân K2SO4 (sulfat kali), chú ý khi dùng các loại phân hỗn hợp (NPK) vì các phân này có khi cũng trộn từ KCl. Ngoài ra cần cung cấp thêm Canxi (Ca) và Manhê (Mg) qua lá để chất lượng thịt quả ngon hơn.

Thời gian từ khi sầu riêng nở hoa đến thu hoạch khoảng 4 tháng, cây trưởng thành đang thời kỳ cho quả sung sức có thể cho từ 50 đến 70 quả/cây. Nếu chăm sóc tốt số lượng quả trên cây/năm cao hơn nhiều. Thông thường, theo sinh lý cây sầu riêng, quả già thường rụng vào ban đêm và sáng sớm, quả chín không giữ được lâu, chỉ được trong một tuần lễ. Để khắc phục nhược điểm này, hiện nay người thu mua sầu riêng không chờ đến khi sầu riêng già rụng, mà có thể đánh giá quả sầu riêng trên cây đã đủ già, bảo đảm chất lượng sẽ thu hái tập trung và ủ chín. Thu hoạch tập trung sẽ giảm công lao động và công quản lý vườn, giảm giá thành sản phẩm tăng hiệu quả kinh tế.

Cẩm Lai

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang