• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tân Phú Đông (Tiền Giang): Sả thất mùa, mãng cầu giảm năng suất

Nguồn tin: Báo Ấp Bắc, 04/08/2016
Ngày cập nhật: 5/8/2016

Đợt hạn và xâm nhập mặn lịch sử đã qua gần 3 tháng nhưng những ảnh hưởng của chúng đến cây trồng nói chung và cây sả, mãng cầu Xiêm nói riêng ở Tân Phú Đông (Tiền Giang) (2 cây trồng chủ lực của huyện) vẫn còn, đã gây không ít khó khăn cho người dân.

Nông dân trồng sả thất vọng vì thu hoạch thất bát.

Mùa mưa đã bắt đầu gần 3 tháng nhưng những “di chứng” từ hạn, mặn của mùa khô 2015 - 2016 vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sự phát triển của cây sả. Dọc các tuyến đường vào các xóm, ấp ở xã Phú Đông, Phú Thạnh, nhiều ruộng sả thưa thớt bụi, bị chết cục bộ, cháy lá ngọn, chậm phát triển, bụi nhỏ…

Chị Ngô Thị Mảnh, ấp Bà Tiên 1, xã Phú Đông đang thu hoạch ruộng sả của mình cho biết, thường khi sau thời gian chậm phát triển do hạn, mặn, mùa mưa đến sả bung lá phát triển rất nhanh nhưng năm nay phục hồi rất chậm.

Mọi năm, đợt thu hoạch này, 1 công (600m2) sả cho thu hoạch khoảng 1,5 tấn nhưng bây giờ không đến 1 tấn. Thu hoạch là thế nhưng chị chỉ bán được một phần vì phải để lại một phần để dặm những nơi sả bị chết nên thu chẳng được bao nhiêu. Mà đâu chỉ ruộng sả của chị bị thất mùa, tình trạng này cũng xảy ra ở nhiều nơi khác.

Nguyên nhân là do năm nay thời tiết quá bất lợi, nhất là hạn, mặn vừa qua làm cho cây sả không nở bụi, chết cục bộ rất nhiều. Đã vậy, sau khi hết mùa khô, mưa liên tục làm cho cây sả bị sốc dẫn đến phát triển không tốt như mọi năm.

Dù giá sả đang ở mức cao nhưng với tình hình sả thất mùa hiện nay đã làm cho nông dân trồng sả không bớt đi nỗi lo lắng. Bởi theo những nông dân này, thời gian qua, giá sả lên xuống rất bất thường.

“Cách đây khoảng hơn 1 tháng, giá sả khoảng 7.000 - 8.000 đồng/kg nhưng hiện giờ chỉ còn 4.800 đồng/kg. Nếu giá duy trì ở mức này nông dân vẫn còn có lời. Nhưng tình hình giá cả bấp bênh như thế, ai dám chắc thời gian tới giá tiếp tục ở mức này?” - một nông dân trồng sả lo lắng.

Nhiều vườn mãng cầu Xiêm bị giảm năng suất.

Không chỉ sả, mãng cầu Xiêm cũng đang trong tình trạng năng suất cho trái thấp, cây xuống sức với biểu hiện cụ thể là lá nhỏ, chậm cho trái... Bà Bùi Thị Sơn, ấp Tân Ninh, xã Tân Phú cho biết, do thiếu nước hay bị xâm nhập mặn kéo dài, cộng với nắng nóng đã làm cho cây bị suy, giảm năng suất cho trái đến vài chục phần trăm. Đặc biệt, đối với những cây già cỗi từ đầu năm đến nay gần như không cho thu hoạch, thậm chí không ít cây bị chết. Bà Sơn bày tỏ: “So với mọi năm, năm nay cây phục hồi rất chậm, chậm ra bông và trái. Thời gian qua, tôi đã tăng cường bón phân, phòng trị bệnh nhưng cây vẫn chậm phục hồi”.

Tân Phú Đông là huyện cù lao giáp biển nên hàng năm bị xâm nhập mặn kéo dài. Do đó, cây trồng nơi đây bị tác động xấu do hạn, mặn là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng, năm nay hạn và xâm nhập mặn khắc nghiệt hơn so với nhiều năm trở lại đây càng làm cho cây trồng ở huyện cù lao bị ảnh hưởng nặng nề hơn.

Dù cây sả, mãng cầu Xiêm (ghép gốc bình bát) là 2 cây trồng có khả năng chịu hạn cũng như những diễn biến bất lợi của thời tiết khá tốt nhưng trước hạn gay gắt, xâm nhập mặn kéo dài trong mùa khô vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, năng suất của 2 cây trồng chủ lực này.

Chị Nguyễn Thị Lạc, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Tân Phú Đông cho biết, trên địa bàn huyện hiện có khoảng 890 ha mãng cầu Xiêm, trong đó có trên 600 ha cho trái. Hạn, mặn vừa qua đã tác động ít nhiều đến sự phát triển, khả năng cho trái của cây mãng cầu Xiêm.

Cụ thể, nếu bị thiếu nước trong thời gian dài, cây mãng cầu Xiêm sẽ phát triển chậm lại, chậm cho trái. Nếu bị nhiễm mặn, cây sẽ không hút được nước, không hấp thu được chất dinh dưỡng ảnh hưởng ít nhiều đến sự sinh trưởng của cây, năng suất, chất lượng của trái. Còn trong trường hợp bị nhiễm mặn vượt ngưỡng chịu đựng, cây có thể bị ngộ độc, héo và chết.

Ngoài ra, hạn, mặn làm cây suy nhanh đã tạo điều kiện cho bệnh khô cành, thối rễ có xu hướng tăng trong thời gian qua. Còn đối với cây sả, trong thời gian dài không có nước tưới trong mùa khô, sả không nở bụi, nhiều diện tích bị cháy lá do nhiệt độ cao, nắng nóng kéo dài. Theo thống kê từ các xã, toàn huyện có khoảng 50 ha sả thu hoạch giảm năng suất khoảng 30% do tác động của hạn, mặn.

Dù chịu hạn, mặn tốt đến mấy nhưng nếu bị thiếu nước ngọt hay xâm nhập mặn kéo dài, cây trồng cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều (trừ cây ngập mặn) với biểu hiện thường là năng suất giảm, chậm phát triển, suy cây…

Nắm được quy luật này, sau khi mùa mưa trở lại, nông dân đã và đang tăng cường chăm sóc cây. Để phục hồi những cây trồng suy, giảm năng suất, ngành Nông nghiệp huyện đã khuyến cáo bà con bón phân cân đối, nhất là tăng cường bón phân hữu cơ cho cây.

Chị Nguyễn Thị Lạc, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tân Phú Đông cho biết, trong đợt khảo sát các vườn mãng cầu Xiêm trên địa bàn huyện vừa qua, cơ quan chuyên môn của tỉnh và Phòng NN&PTNT huyện đã ghi nhận có khoảng 50ha mãng cầu Xiêm có hiện tượng trái bị sượng chưa rõ nguyên nhân với tỷ lệ trái bị ảnh hưởng từ 20 - 50%.

TÂN PHÚ

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang